Trong bài thơ “Đi trên mảnh đất này”, Huy Cận đã viết những câu thơ đầy cảm xúc ca ngợi sức sống mãnh liệt của đất nước Việt Nam yêu dấu: “Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa” Câu 1. Những câu thơ trên gợi em nhớ đến khổ thơ trong một bài thơ đã học. Chép chính xác khổ thơ đó. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt? Câu 2. Tìm hai từ Hán Việt đồng nghĩa với từ “đất nước”. Theo em, các từ đó có thể thay thế được cho từ “đất nước” trong khổ thơ em vừa chép được không? Vì sao? Câu 3. Dựa vào khổ thơ em vừa chép, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 10 đến 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước, trong đó có sử dụng câu ghép và thành phần tình thái (gạch dưới câu ghép và thành phần tình thái). Câu 4. Trong một khổ thơ khác, tác giả viết: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa” Ước nguyện của nhà thơ gợi chúng ta liên tưởng đến sự cống hiến của các nhân vật trong một văn bản đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9. Đó là văn bản nào? Của ai? Hãy chỉ ra điểm chung trong ước nguyện cống hiến được phản ánh trong hai tác phẩm?

2 câu trả lời

1/ 

Những câu thơ trên gợi em nhớ đến khổ thơ:

"Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước"

Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt, khi nhà thơ Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh.

2/ 

Hai từ đồng nghĩa với "đất nước" là: tổ quốc, giang sơn

Hai từ đó không thay thế được cho từ "đất nước" bởi "đất nước" là từ thuần Việt, mang ý nghĩa về lòng tự tôn và tự hào dân tộc.

3/

Mùa xuân được khắc họa ở đây đã gắn với ý thức và tinh thần bảo vệ dân tộc cùng với trách nhiệm của mỗi người đối với việc giữ gìn mùa xuân hoà bình cho đất nước. Cùng với đó là hình ảnh “lộc giắt đầy trên lưng”, “lộc trải dài nương mạ” cho thấy sức sống của mùa xuân đang căng tràn khắp mọi nơi. “Đất nước bốn nghìn năm” gợi nhắc lịch sử lâu đời và hào hùng của dân tộc. Trong suốt bốn nghìn năm đó, đất nước đã phải trải rất nhiều “vất vả” và “gian lao” để dựng nước và giữ nước. Và cũng nhờ có bốn nghìn năm vất vả đó, mà ngày hôm nay đất nước giống như “vì sao” tỏa sáng giữa bầu trời rộng lớn. Từ “cứ” thể hiện sự quyết tâm và ý chí mạnh mẽ vươn về phía trước, không chịu khuất phục trước khó khăn. Nhà thơ muốn hóa thân vào muôn loài vạn vật làm tươi đẹp rộn ràng cho cuộc sống. Đó là “một tiếng chim hót” trong buổi sáng mai bắt đầu một ngày mới. Đó là “một nhành hoa” tô điểm cho vườn hoa cuộc đời. Và đó là “một nốt trầm” làm xao xuyến vạn trái tim, nhập vào cái chung để cùng nhau cống hiến. Tất cả đã thể hiện niềm khát khao sống, khát khao hiến dâng của tác giả. Như vậy, với “Mùa xuân nho nhỏ”, người đọc nhận ra được một hồn thơ đầy yêu đời và trái tim đầy nhiệt thành của nhà thơ Thanh Hải. 

Câu 4/

Ước nguyện của nhà thơ gợi chúng ta liên tưởng đến sự cống hiến của các nhân vật anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kỹ sư trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"

Họ đều mang điểm chung là nhiệt huyết, yêu đời, luôn say mê và hết mình cống hiến cho công việc. 

Học tốt !!!

#canhld

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : “Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.” (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích. Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến : “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

2 lượt xem
2 đáp án
12 giờ trước