• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
1 đáp án
11 lượt xem

mọi ng giúp em nhanh với ạ em đang cần gấp Câu 1. Tác giả của văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” là ai? A. O.Hen-ri. B. An-dec-xen. C. Xec-van-tét. D. Lỗ Tấn. Câu 2. Tác giả của văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” là ai? A. Thái An. B. Nguyễn Khắc Việt. C. Ngô Tất Tố. D. Nguyễn Khắc Viện. Câu 3. Trong văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”, nhận định nào không nói về tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường tự nhiên? A.Bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh. B. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. C. Bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. D. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Câu 4. Trong câu văn “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” (Ôn dịch, thuốc lá), tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Liệt kê. D. Hoán dụ. Câu 5. Câu nào dưới đây sử dụng thán từ? A. Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu! B. Ngay cả tôi còn không biết. C. Ta đi chơi nhé! D. Nó ăn những hai bát cơm. Câu 6. Câu văn nào dưới đây là câu ghép? A. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp. B. Quân triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. C. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. D. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc. Câu 7. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép “Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi” (Trong lòng mẹ) là: A. Quan hệ mục đích. B. Quan hệ nguyên nhân. C. Quan hệ điều kiện. D. Quan hệ tiếp nối. Câu 8: Tình thái từ trong câu “Mẹ đi làm về ạ!” có tác dụng gì? A. Dùng để tạo câu cầu khiến. B. Dùng để biểu thị sắc thái tình cảm. C. Dùng để tạo câu cảm thán. D. Dùng để tạo câu nghi vấn.

2 đáp án
8 lượt xem
2 đáp án
11 lượt xem

An-đéc-xen(1805-18750 là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em. Bạn đọc khắc năm châu quen thuộc với nhiều chuyện của ông như: Bầy Chim Thiên Nga, Nàng Tiên Cá, bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng Công Chúa Và Hạt Đậu,… Đặc biệt là tác phẩm Cô Bé Bán Diêm với hình ảnh một cô bé đáng thương đi bán diêm trong đêm giao thừa giá rét nhưng không một ai giúp đỡ em. Từ đó cho ta thấy một xã hội Đan Mạch cũ lạnh lẽo, không có tình người. Mở đầu câu chuyện là hình ảnh một cô bé ăn mặc rách rưới, đầu trần chân đất, tay xách một giỏ đầy những bao diêm bước đi trên vỉa hè trong màn đêm được bao trùm bởi sự lạnh lẽo. Đó là một đêm cuối năm, là ngày mà mọi người cùng đoàn tụ với gia đình thì cô bé đáng thương ấy lại phải đi bán diêm. Vốn dĩ nếu như mỗi người dừng lại một chút thời gian bận rộn của mình để mua cho em một bao diêm thì chắc em đã có thể về nhà. Và cũng đáng lẽ em được sống một cuộc sống mơ ước như bao đứa trẻ khác, nhưng may mắn không đến với em. Em cũng đã từng có một gia đình rất hạnh phúc, nhưng từ khi mẹ mất sớm rồi đến người yêu em nhất là bà cũng ra đi thì cuộc đời em bước vào những chuỗi ngày tăm tối. Em đang sống với người cha nghiện rượu, em là nơi để cha hành hạ, đánh đập mỗi khi say. Cô bé biết rằng nếu như không bán hết chỗ diêm này chắc chắn mình sẽ bị bố đánh, vậy nên dù rất lạnh và đói em vẫn không dám về nhà. Bỗng những căn nhà xung quanh sáng rực đèn, mùi thức ăn hấp dẫn, thơm ngon bay đến. Chính cơn đói này đã làm cô bé bán diêm vượt qua nỗi sợ hãi người cha. Em ngồi vào một góc tường rồi quẹt một que diêm. Lần thứ nhất, diêm bén lửa rất nhạỵ, ngọn lửa trong mắt cô bé bỗng chốc hiện ra chiếc lò sưởi ấm áp, cô bé tưởng chừng như đang được ngồi trước lò sưởi, rồi que diêm vụt tắt. Lần thứ hai khi em quẹt diêm, em thấy bản thức ăn sang trọng, hương thơm hấp dẫn vô cùng, sau đó que diêm vụt tắt. Em lại quay về hiện thực phũ phàng. em quẹt tiếp lần thứ ba, một cây thông Noel với hàng ngàn ngọn nến lấp lánh trang trí bởi những tấm bia tranh màu sặc sỡ hiện ra, sau đó cây thông lại biến mất. Những mộng tưởng và sự thật khắc nghiệt của cô bé không ngừng đan xen, trộn lẫn với nhau. Em quẹt tiếp lần thứ tư, hình ảnh người bà đã mất xuất hiện trước mặt em với nụ cười hiền từ, nhưng rồi bà đi mất. Cô bé muốn níu giữ bà ở lại nên em quyết định quẹt hết chỗ diêm còn lại, hình ảnh người bà hiện lên thật to lớn và đẹp lão, rồi bà nắm tay em cùng bay lên trời. Sáng hôm sau người ta thấy em đã chết bên đường, dù vậy nhưng đôi má em vẫn ửng hồng cùng với nụ cười trên môi. Em đã không còn trên cõi đời lạnh lẽo này nữa, em đã đi đến nơi mà chỉ có sự hạnh phúc. Qua từng lần quẹt diêm, ta thấy được khát vọng về sự ấm áp, no đủ, những ước mơ bình thường và sự khao khát tình yêu thương của cô bé bán diêm. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh đối lập nhau, từ đó cho ta thấy hình ảnh một cô bé bán diêm bất hạnh, đáng thương. Và sự kết hợp hài hòa giữa những mộng tưởng và hiện thực của cô bé đã nói lên được thực trạng phũ phàng cũng như những khát vọng của em nói riêng và những đứa trẻ bất hạnh nói chung. Từ hình ảnh cô bé bán diêm, tác giả muốn gửi gắm cho ta một thông điệp: hãy quan tâm, hãy cứu lấy những cuộc đời trẻ thơ, hãy cho những đứa trẻ một tuổi thơ đầm ấm, hạnh phúc. ___________________________________________________________________________________________________ mng sửa cho em vài câu / từ ngữ cho nó khác bài trên 1 xíu với

1 đáp án
14 lượt xem

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: … “Thanh Tịnh đã mang vào truyện ngắn chất trữ tình sâu lắng. Một chất thơ bàng bạc, thấm đẫm trên những trang văn xuôi của nhà thơ Thanh Tịnh. Tập Quê mẹ man mác tình quê hương, tình người. Từng trang viết của ông thấm đượm hương vị làng quê, một làng quê miền Trung với những vẻ đẹp thanh bình êm ả nhưng cũng không hiếm những cảnh đời khổ đau, ngang trái. Những trang văn đã làm sống dậy trước mắt người đọc khung cảnh êm đềm, thơ mộng của một làng quê. Làng Mỹ Lý nhỏ bé, nằm kế bên một dòng sông đã trở thành một địa chỉ quen thuộc, một biểu trưng nghệ thuật của tình yêu quê hương... Cái tên Mỹ Lý được xuất hiện nhiều lần trong các truyện ngắn khác nhau của nhà văn Thanh Tịnh. Quê hương, tình yêu quê hương như là sự nối dài thành tình yêu đất nước. Đọc truyện ngắn của Thanh Tịnh, chúng ta cảm nhận rất rõ điều này. Một làng quê nhỏ bé đã là cái nôi tâm hồn nuôi dưỡng những tác phẩm của ông. Ở đó chúng ta gặp gỡ và đồng cảm với tác giả trong mối tình quê hương rung rinh, lai láng trong khung cảnh sông nước ruộng đồng. Dường như tâm hồn ông gần gũi và ưa thích với những vẻ đẹp nhè nhẹ, những nét buồn lặng lặng...” … (Theo Lưu Khánh Thơ, Thanh Tịnh và những trang viết nặng tình quê mẹ, Tạp chí sông Hương, Số 141 – tháng 11/2000). Câu 1: Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng) nêu suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với mỗi người.

2 đáp án
12 lượt xem