Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Quê hương là gì hà mẹ? Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ… (Trích: Bài học đầu cho con - Đỗ Trung Quân) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? Câu 2: Trong hai câu thơ “Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 3 : Từ nội dung đoạn thơ ở trên, em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về giá trị của quê hương trong cuộc đời mỗi con người giúp mình nhanh với ạ

1 câu trả lời

Câu 1 Phương thức biểu đạt là : Biểu cảm

Câu 2 

+ So sánh: Quê hương là vòng tay ấm; là đêm trăng tỏ; như là chỉ một mẹ thôi.

-Tác dụng: Nhẫn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thiết.

Câu 3 Sau đây là một số gợi ý: - Vị trí, vai trò của quê hương trong đời sống của mỗi con người: + Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng. + Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí . + Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người. - Bàn bạc mở rộng: + Phê phán một số người không coi trọng quê hương, không có ý thức xây dựng quê hương, thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ xở. + Tình yêu quê hương cũng đồng nhất với tình yêu đất nước, Tổ quốc. - Phương hướng, liên hệ: + Xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mổi con người. + Là học sinh, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng, tích lũy kiến thức để sau này xây dựng, bảo vệ quê hương.