Cảm nhận khổ thơ sau : “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”. ( Nhớ rừng - Thế Lữ ) KHÔNG CHÉP MẠNG,PHÂN TÍCH KĨ NGHỆ THUẬT VÀ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ GIÚP MÌNH VỚI Ạ !

2 câu trả lời

Cảm nhận khổ thơ sau :
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.
                                           ( Nhớ  rừng - Thế Lữ ) 

A. Dàn ý :

$I.$ Mở bài :

$-$ Giới thiệu tác giả, tác phẩm :

$+)$ Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào "Thơ Mới" giai đoạn đầu 1932 - 1945. Bài thơ "Nhớ rừng" là một trong những tác phẩm nổi tiếng làm nên tâm hồn dồi dào, đầy lãng mạn của Thế Lữ.

$-$ Khai quát nội dung tác phẩm :

$+)$ Bài thơ thông qua tâm trạng uất hận trước hoàn cảnh thực tại và nỗi nhớ quá khứ vàng son của con hổ để nói lên tâm trạng của chính những người dân đang chịu cảnh mất nước lúc bấy giờ.

$-$ Khai quát nội dung đoạn thơ mà mình cảm nhận :

$+)$ Bức tranh của điều đẹp tươi, huy hoàng được thể hiện rõ nét trong khung cảnh tứ bình nơi núi hoang vu, nguyên sơ với sự đường bệ của hổ.

$II.$ Thân bài :

$1.$ Dẫn nhập :

$-$ Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ :

$+)$ Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập "Mấy vần thơ" vào năm 1935.

$-$ Những đánh giá chung về bài thơ "Nhớ rừng" :

$+)$ Bài thơ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú, tác giả thể hiện tâm sự u uất, căm hờn và niềm khao khát tự do mãnh liệt của con người bị giam cầm, nô lệ.

$-$ Khái quát nội dung khổ thơ 1, 2 :

$+)$ Ngay đầu bài thơ, chúng ta đều thấy được tâm trạng uất hận của con hổ bị giam cầm, giam hãm ở trong vườn bách thú.

$+)$ Đến khổ thơ thứ hai, chúng ta lại thấy được hình ảnh của con hổ hồi tưởng sống lại với  những năm tháng hào hùng của ngày xưa.

$2.$ Cảm nhận :

$a)$ Luận điểm $1$ : Bức tranh đầu tiên là chân dung tâm hồn hổ vào một đêm trăng đầy thơ mộng với màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đêm mờ huyền ảo của sự có cây hoa lá. Trước cảnh ấy, hổ đứng bên bờ suối ngắm nhìn trong trạng thái say mồi, sảng khoái thường thức dòng sông mát trong :                                                                         "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối                                                                                                    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan."

$-$ Hai chữ "nào đâu" phiếm chỉ, hỏi kỉ niệm đã lùi sâu vào dĩ vãng. Biết bao nhớ tiếc bâng khuâng. Thơ nên hoa, cảnh đầy màu sắc và ánh trăng. Ánh trăng chan hoà trên dòng suối, tan vào nước suối. Hổ say mồi và say trăng.

$-$ Không gian tràn đầy màu sắc và ánh trăng. Không gian lung linh huyền ảo vô cùng. Tiếng suối róc rách, tiếng lòng thiết tha xúc cảm trong đêm làm xúc cảm thêm đong đầy.

$-$ Con hổ chúa tể lâm sơn vươn mình trong làn sóng biếc ấy. Hình ảnh con hổ đứng bên bờ ngắm nhìn trong trạng thái say mồi, sảng khoái thường thức dòng suối mát trong khiến ta liên tưởng đến vị thi sĩ trong đêm. Hổ say mồi và tự ngắm mình trong làn suối trong thiên nhiên nơi rừng hoang vu với cẻ đẹp huyền bí và ngập tràn sức sống của trăng đêm.

$-$ Từ "say mồi" chỉ với hai từ thôi, nhưng nhà thơ đã diễn tả nó vô cùng sống động và chân thực cái đẹp của cảnh đêm và hình ảnh thi sĩ núi rừng.

$b)$ Luận điểm $2$ : Bức tranh thứ hai nói lên nỗi nhớ ngẩn ngơ, man mác của hổ về những ngày mưa rừng. Hổ ung dung "lặng ngắm" cảnh giang sơn, nơi mình ngự trị, xúc động khi thấy giang sơn đổi mới. Chữ "đâu" lần thứ hai xuất hiện, biểu lộ nỗi lòng tiếc nuối, ngẩn ngơ. Điệp từ "ta" thể hiện niềm tự hào về hững kỷ niệm đẹp thuở vùng vẫy ngày xưa:                                          "Đâu những ngày mua chuyển bốn phương ngàn                                                                                    Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới."

$-$ Ở bức tranh thứ hai , tác giả vẫn lại dùng ngôn từ của mình để thể hiện hình ảnh trung tâm là con hổ trên phông nền của khung cảnh ngày xưa. Trong khung cảnh "những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn" của núi rừng, thiên nhiên dường như cũng trở nên dữ dội mịt mù.

$-$ Thế Lữ thật tài tình khi biết lấy sự gào thét dữ dội của thiên nhiên, sự nghiêng ngả của cây cối, cảnh tuôn rơi ồn ào của ngày mưa làm phông nền cho hổ ta điềm nhiên lặng ngắm nhìn giang sơn đổi mới của mình. Trong trạng thái "lặng ngắm" kia, hổ thực chất đang đứng ở tư thế làm chủ mọi vật.

$→$ Bức tranh thứ hai gợi tả một không gian nghệ thuật hoàng tráng của giang sơn, chúa sơn lâm mang tầm vóc bốn phương ngàn. Kỷ niệm xưa dường như mờ dần theo năm tháng, sao không nhớ, sao không nuối tiếc.

$c)$ Luận điểm $3$ : Bức tranh thứ ba cũng chính là kỷ niệm nói về giấc ngủ của hổ trong cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập ánh nắng và màu xanh "bình minh cây xanh nắng gội". Hổ nằm ngủ trong khúc nhạc rừng tưng bừng của tiếng chim ca. Nếu trong đêm tất cả mọi vật đều sâu giấc thì hổ thức để say sưa cùng vũ trụ, những ngày mưa, ai ai cũng đi tìm nơi ẩn trú thì hổ "lặng ngắm giang sơn" và giờ  đây bình minh ló dạng thì hổ chìm vào giấc ngủ :                                                                                                                    

                                "Đâu những bình minh cây xanh nắng gội                                                                            Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng."

$-$ Bầu trời buổi sớm muôn phần đẹp tươi. Khung cảnh ấy trong trẻo với cây cối xanh tươi. Từ "gội" được nhà thơ sử dụng vô cùng tinh tế, diễn tả sức sống bừng lên trong từng nhánh cây ngọn cỏ ấy là tiếng reo ca rộn rã bầy chim.

$-$ Giấc ngủ "tưng bừng" của "ta" $-$ chúa sơn lâm vô cùng rực rỡ. Vẻ đẹp lúc này tươi mới, ngập tràn những vui thú, hạnh phúc với chúa sơn lâm.

$→$ Bức tranh thứ ba đầy âm thanh và màu sắc. Có màu hồng bình minh, màu vàng nhạt của nắng sớm, màu xanh bát ngát của cây rừng. Có tiếng ca tưng bừng của đàn chim. Còn có nhạc của thơ. Các từ láy vần "bình minh, tưng bừng" hoà thanh với vần lưng "ca", "ta" như mới mở một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc thơ mộng thần tiên. Điệp ngữ "đâu" với câu hỏi tu từ như một lời than nhớ tiếc, xót xa... kỷ niệm đẹp ngày xưa, nay còn đâu nữa ?

$d)$ Luận điểm $4$ : Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, bức tranh về chiều lại gắn liền với những bi tráng rực rỡ. Hoàng hôn gõ cửa và làm mọi thứ đều soi trong nắng chiều rực rỡ, dữ dội. Bức tranh mang màu sắc mạnh mẽ vô cùng :
                         "Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng                                                                                    Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,                                                                                                     Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?"
$-$ Nhớ đêm trăng, nhớ ngày mưa, nhớ bình minh ... rồi hổ nhớ lại những chiều tà trong khoảnh khắc hoàng hôn chờ đợi. Trong cảm nhận của mãnh hổ, trời chiều không đỏ rực mà là lênh láng máu sau rừng Mặt Trời không lặn mà là chết. Cảnh tượng hiện lên thật dữ dội, không còn màu vàng óng ả của mặt trăng, hồng tươi của buổi sớm bình minh mà thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh Mặt Trời sắp tắt. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh "lênh láng máu" của những con thú yếu hèn.

$-$ Theo một lẽ của thiên nhiên, khi Mặt Trời khuất bóng thì vạn vật cũng chìm vào những nghỉ ngơi.  Có thế muôn loài nghỉ ngơi, nhưng vị chúa tể đường bệ đón chờ khoảnh khắc "chết mảnh Mặt Trời gay gắt" ấy nhằm thực hiện nỗi niềm khát khao lớn. $-$ "Bí mật" trong lời thơ ấy là bí mật về sự sống, về cuộc đời này, là những khát khao to lớn. Khung cảnh hùng vĩ, nguy nga giờ đây chỉ còn là dĩ vãng hào hùng xót xa.

$-$ Quá khứ càng đẹp, càng oanh liệt bao nhiêu thì nỗi nhớ tiếc càng đau bấy nhiêu. Xưa là tung hoành, vùng vẫy là vậy. Nay là tù hãm, là nằm dài trong cũi sắt. Nuối tiếc thời oanh liệt với bao nỗi buồn đau, mãnh hổ sa cơ chỉ biết cất lời than :                                                                                              "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"

$-$ Thế Lữ đã dùng rất nhiều hình ảnh đẹp, biện pháp tu từ như điệp ngữ "nào đâu", "đâu những" cùng hàng loạt câu hỏi tu từ nhằm diễn tả tâm trạng : "Than ôi ! Thòi oanh liệt nay còn đâu ?"

$-$ Lời than của con hổ cũng chính là nỗi niềm của nhà thơ và cũng là nỗi lòng dân tộc, nỗi niềm khát khao tự do. Khát khao tuy to lớn, khung cảnh trong bốn bức tranh tuy hùng vĩ, nguy nga nhưng chỉ là những hình ảnh thuộc về dĩ vãng dù có lúc hiển hiện rõ rệt nhưng kèm đó là nỗi nhớ da diết tới đau đớn của con hổ.

$→$ Đoạn thơ trên là đoạn thơ hay nhất của bài thơ "Nhớ rừng". Chúa sơn lâm đã có một quá khứ huy hoàng, oanh liệt. Nỗi nhớ xót xa của nó thể hiện khát khao tự do. Ý tưởng ấy rất đẹp và dàu ý nghĩa đối với con người Việt Nam hay 70 năm về trước khi phải sống tủi nhục trong vòng nô lệ lầm than.

$3.$ Đánh giá chung nội dung và nghệ thuật :

$-$ Bài thơ "Nhớ rừng" thuộc thể thơ tự do hiện đại, phóng khoáng dễ dàng bộc lộ cảm xúc. Tác giả sử dụng ngôn ngữ độc đáo, có tính gợi hình, gợi cảm cao. Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công như nhân hoá, so sánh, điệp cấu trúc, câu hỏi tu từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Giọng điệu, nhịp thơ linh hoạt, khi thì buồn thẳm, khi thì hào hùng, lẫm liệt, theo trình tự logic hiện thực $-$ quá khứ $-$ hiện tại $-$ quá khứ.

$III.$ Kết bài :

$-$ Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật :

$+)$ "Nhớ rừng" không chỉ thành công ở nghệ thuật tinh tế, mà còn có giá trị lớn về nội dung, đại diện cho tiếng lòng của mọi người dân Việt Nam đang sục sôi trước hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng.

$-$ Liên hệ và đánh giá tác phẩm :

$+)$ Bài thơ góp phần to lớn vào sự thành công của phong trào "Thơ Mới".

B.Viết thành bài :                               

       Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào "Thơ Mới" giai đoạn đầu 1932 - 1945. Bài thơ "Nhớ rừng" là một trong những tác phẩm nổi tiếng làm nên tâm hồn dồi dào, đầy lãng mạn của Thế Lữ. Bài thơ thông qua tâm trạng uất hận trước hoàn cảnh thực tại và nỗi nhớ quá khứ vàng son của con hổ để nói lên tâm trạng của chính những người dân đang chịu cảnh mất nước lúc bấy giờ. Bức tranh của điều đẹp tươi, huy hoàng được thể hiện rõ nét trong khung cảnh tứ bình nơi núi hoang vu, nguyên sơ với sự đường bệ của hổ.

             Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập "Mấy vần thơ" vào năm 1935. Bài thơ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú, tác giả thể hiện tâm sự u uất, căm hờn và niềm khao khát tự do mãnh liệt của con người bị giam cầm, nô lệ. Ngay đầu bài thơ, chúng ta đều thấy được tâm trạng uất hận của con hổ bị giam cầm, giam hãm ở trong vườn bách thú. Đến khổ thơ thứ hai, chúng ta lại thấy được hình ảnh của con hổ hồi tưởng sống lại với  những năm tháng hào hùng của ngày xưa.                           

      Bức tranh đầu tiên là chân dung tâm hồn hổ vào một đêm trăng đầy thơ mộng với màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đêm mờ huyền ảo của sự có cây hoa lá. Trước cảnh ấy, hổ đứng bên bờ suối ngắm nhìn trong trạng thái say mồi, sảng khoái thường thức dòng sông mát trong :                                                                                               "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối                                                                                                 Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan."

Hai chữ "nào đâu" phiếm chỉ, hỏi kỉ niệm đã lùi sâu vào dĩ vãng. Biết bao nhớ tiếc bâng khuâng. Thơ nên hoa, cảnh đầy màu sắc và ánh trăng. Ánh trăng chan hoà trên dòng suối, tan vào nước suối. Hổ say mồi và say trăng. Không gian tràn đầy màu sắc và ánh trăng. Không gian lung linh huyền ảo vô cùng. Tiếng suối róc rách, tiếng lòng thiết tha xúc cảm trong đêm làm xúc cảm thêm đong đầy.  Con hổ chúa tể lâm sơn vươn mình trong làn sóng biếc ấy. Hình ảnh con hổ đứng bên bờ ngắm nhìn trong trạng thái say mồi, sảng khoái thường thức dòng suối mát trong khiến ta liên tưởng đến vị thi sĩ trong đêm. Hổ say mồi và tự ngắm mình trong làn suối trong thiên nhiên nơi rừng hoang vu với cẻ đẹp huyền bí và ngập tràn sức sống của trăng đêm. Từ "say mồi" chỉ với hai từ thôi, nhưng nhà thơ đã diễn tả nó vô cùng sống động và chân thực cái đẹp của cảnh đêm và hình ảnh thi sĩ núi rừng.                         

        Bức tranh thứ hai nói lên nỗi nhớ ngẩn ngơ, man mác của hổ về những ngày mưa rừng. Hổ ung dung "lặng ngắm" cảnh giang sơn, nơi mình ngự trị, xúc động khi thấy giang sơn đổi mới. Chữ "đâu" lần thứ hai xuất hiện, biểu lộ nỗi lòng tiếc nuối, ngẩn ngơ. Điệp từ "ta" thể hiện niềm tự hào về hững kỷ niệm đẹp thuở vùng vẫy ngày xưa:                                                                    "Đâu những ngày mua chuyển bốn phương ngàn                                                                               Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới."   

Ở bức tranh thứ hai , tác giả vẫn lại dùng ngôn từ của mình để thể hiện hình ảnh trung tâm là con hổ trên phông nền của khung cảnh ngày xưa. Trong khung cảnh "những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn" của núi rừng, thiên nhiên dường như cũng trở nên dữ dội mịt mù. Thế Lữ thật tài tình khi biết lấy sự gào thét dữ dội của thiên nhiên, sự nghiêng ngả của cây cối, cảnh tuôn rơi ồn ào của ngày mưa làm phông nền cho hổ ta điềm nhiên lặng ngắm nhìn giang sơn đổi mới của mình. Trong trạng thái "lặng ngắm" kia, hổ thực chất đang đứng ở tư thế làm chủ mọi vật. Bức tranh thứ hai gợi tả một không gian nghệ thuật hoàng tráng của giang sơn, chúa sơn lâm mang tầm vóc bốn phương ngàn. Kỷ niệm xưa dường như mờ dần theo năm tháng, sao không nhớ, sao không nuối tiếc ?                       

         Bức tranh thứ ba cũng chính là kỷ niệm nói về giấc ngủ của hổ trong cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập ánh nắng và màu xanh "bình minh cây xanh nắng gội". Hổ nằm ngủ trong khúc nhạc rừng tưng bừng của tiếng chim ca. Nếu trong đêm tất cả mọi vật đều sâu giấc thì hổ thức để say sưa cùng vũ trụ, những ngày mưa, ai ai cũng đi tìm nơi ẩn trú thì hổ "lặng ngắm giang sơn" và giờ  đây bình minh ló dạng thì hổ chìm vào giấc ngủ :                                "Đâu những bình minh cây xanh nắng gội                                                                                            Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng."

Bầu trời buổi sớm muôn phần đẹp tươi. Khung cảnh ấy trong trẻo với cây cối xanh tươi. Từ "gội" được nhà thơ sử dụng vô cùng tinh tế, diễn tả sức sống bừng lên trong từng nhánh cây ngọn cỏ ấy là tiếng reo ca rộn rã bầy chim. Giấc ngủ "tưng bừng" của "ta" $-$ chúa sơn lâm vô cùng rực rỡ. Vẻ đẹp lúc này tươi mới, ngập tràn những vui thú, hạnh phúc với chúa sơn lâm. Bức tranh thứ ba đầy âm thanh và màu sắc. Có màu hồng bình minh, màu vàng nhạt của nắng sớm, màu xanh bát ngát của cây rừng. Có tiếng ca tưng bừng của đàn chim. Còn có nhạc của thơ. Các từ láy vần "bình minh, tưng bừng" hoà thanh với vần lưng "ca", "ta" như mới mở một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc thơ mộng thần tiên. Điệp ngữ "đâu" với câu hỏi tu từ như một lời than nhớ tiếc, xót xa... kỷ niệm đẹp ngày xưa, nay còn đâu nữa ?                            Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, bức tranh về chiều lại gắn liền với những bi tráng rực rỡ. Hoàng hôn gõ cửa và làm mọi thứ đều soi trong nắng chiều rực rỡ, dữ dội. Bức tranh mang màu sắc mạnh mẽ vô cùng :
        "Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng                                                                                         Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,                                                                                                      Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?"
Nhớ đêm trăng, nhớ ngày mưa, nhớ bình minh ... rồi hổ nhớ lại những chiều tà trong khoảnh khắc hoàng hôn chờ đợi. Trong cảm nhận của mãnh hổ, trời chiều không đỏ rực mà là lênh láng máu sau rừng Mặt Trời không lặn mà là chết. Cảnh tượng hiện lên thật dữ dội, không còn màu vàng óng ả của mặt trăng, hồng tươi của buổi sớm bình minh mà thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh Mặt Trời sắp tắt. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh "lênh láng máu" của những con thú yếu hèn. Theo một lẽ của thiên nhiên, khi Mặt Trời khuất bóng thì vạn vật cũng chìm vào những nghỉ ngơi.  Có thế muôn loài nghỉ ngơi, nhưng vị chúa tể đường bệ đón chờ khoảnh khắc "chết mảnh Mặt Trời gay gắt" ấy nhằm thực hiện nỗi niềm khát khao lớn. "Bí mật" trong lời thơ ấy là bí mật về sự sống, về cuộc đời này, là những khát khao to lớn. Khung cảnh hùng vĩ, nguy nga giờ đây chỉ còn là dĩ vãng hào hùng xót xa. Quá khứ càng đẹp, càng oanh liệt bao nhiêu thì nỗi nhớ tiếc càng đau bấy nhiêu. Xưa là tung hoành, vùng vẫy là vậy. Nay là tù hãm, là nằm dài trong cũi sắt. Nuối tiếc thời oanh liệt với bao nỗi buồn đau, mãnh hổ sa cơ chỉ biết cất lời than :
                                                                             

            "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"

Thế Lữ đã dùng rất nhiều hình ảnh đẹp, biện pháp tu từ như điệp ngữ "nào đâu", "đâu những" cùng hàng loạt câu hỏi tu từ nhằm diễn tả tâm trạng : "Than ôi ! Thòi oanh liệt nay còn đâu ?" Lời than của con hổ cũng chính là nỗi niềm của nhà thơ và cũng là nỗi lòng dân tộc, nỗi niềm khát khao tự do. Khát khao tuy to lớn, khung cảnh trong bốn bức tranh tuy hùng vĩ, nguy nga nhưng chỉ là những hình ảnh thuộc về dĩ vãng dù có lúc hiển hiện rõ rệt nhưng kèm đó là nỗi nhớ da diết tới đau đớn của con hổ. Đoạn thơ trên là đoạn thơ hay nhất của bài thơ "Nhớ rừng". Chúa sơn lâm đã có một quá khứ huy hoàng, oanh liệt. Nỗi nhớ xót xa của nó thể hiện khát khao tự do. Ý tưởng ấy rất đẹp và dàu ý nghĩa đối với con người Việt Nam hay 70 năm về trước khi phải sống tủi nhục trong vòng nô lệ lầm than.                     

         Bài thơ "Nhớ rừng" thuộc thể thơ tự do hiện đại, phóng khoáng dễ dàng bộc lộ cảm xúc. Tác giả sử dụng ngôn ngữ độc đáo, có tính gợi hình, gợi cảm cao. Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công như nhân hoá, so sánh, điệp cấu trúc, câu hỏi tu từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Giọng điệu, nhịp thơ linh hoạt, khi thì buồn thẳm, khi thì hào hùng, lẫm liệt, theo trình tự logic hiện thực $-$ quá khứ $-$ hiện tại $-$ quá khứ.                              

         "Nhớ rừng" không chỉ thành công ở nghệ thuật tinh tế, mà còn có giá trị lớn về nội dung, đại diện cho tiếng lòng của mọi người dân Việt Nam đang sục sôi trước hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng. Bài thơ góp phần to lớn vào sự thành công của phong trào "Thơ Mới".

$#Mei UwU$

$#NO COPY$

Thế Lữ là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới. Nói về các tác phẩm xuất sắc của ông thật sơ sót nếu bỏ qua “Nhớ rừng”. Bài thơ là một khung cảnh thiên nhiên vườn bách thú vô cùng tráng lệ, phi thường nhưng ẩn sâu trong đó là nỗi “khát khao” tự do đến cháy bỏng của chúa sơn lâm. Thông qua hình tượng con hổ nhà thơ bộc lộ lòng yêu nước tha thiết của mình. Trong đó có đoạn thơ sau:

 “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

Có lẽ trên đời điều quý giá nhất mà con người có được chính là sự tự do. Cũng giống như vạn vật muôn loài không gì sung sướng bằng việc được sống trong thiên nhiên, vùng vẫy thỏa sức theo bản năng của mình. Thế nhưng có một nỗi buồn mà chúa sơn lâm phải gánh chịu đó là giam trong cũi sắt. Trong những ngày tháng tăm tối ấy kí ức hiện về như một thước phim quay chậm làm cho nó khao khát về hai tiếng tự do đến cháy bỏng. Đó là những đêm vàng bên bờ suối, những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, là những bình minh cây xanh nắng rội,… vạn vật chìm trong giấc ngủ êm đềm. Thế mà đến nay nó chỉ còn là một miền kí ức. Những hình ảnh như “bốn phương ngàn”, “giang sơn ta”, “bình minh cây xanh nắng rội”…. như đối lập với hình ảnh gông cùm hiện tại giữa một cái bao la rộng lớn với một cái cùm kẹp tù đày. Càng làm khắc họa rõ nỗi niềm khao khát, cũng như sự bất lực của chúa sơn lâm với thực tại.

“ Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng?

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Để ta chiếm lấy phần riêng bí mật?”.

Đó còn là những cuộc đi săn đầy kịch tính. Đại từ nhân xưng “ta” càng nhấn mạnh sự ngạo nghễ, làm chủ mọi hoàn cảnh của chủ thể. Trong không gian mênh mông rộng lớn của cánh rừng buổi chiều tà con hổ như một người nắm trong tay quyền sinh quyền sát. Nó tự do vùng vẫy tự do hưởng thụ chiến tích của mình mà không phải e sợ bất cứ điều gì. Thế nhưng hiện thực là một thứ vô cùng phũ phàng. Bằng cách sử dụng liên tiếp các điệp từ ta, những câu hỏi tu từ, giọng điệu câu thơ dồn dập càng khắc họa nỗi nhớ rừng sâu sắc của con hổ đồng thời cũng thể hiện sự bất lực với hoàn cảnh hiện tại.

Hiện thực phũ phàng đã xóa mờ đi cái quá khứ đầy huy hoàng đó. Sự bất lực uất hận với hoàn cảnh đã khiến chúa sơn lâm phải cất lên tiếng than xé lòng:

“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

Tiêng than này như một nốt trầm đánh sâu vào trong cảm nhận cũng như tâm trí của người đọc. Con hổ hay cũng chính là tác giả đang tỏ ra bất mãn, chán nản với cuộc sống. Đồng thời còn là tiếng lòng khao khát tự do, khao khát sự tự chủ của một người dân đang chịu cảnh nước mất nhà tan.

Đến đây ta cũng phần nào hiểu được dụng ý sâu sa mà nhà thơ thể hiện trong đoạn thơ trên. Vườn bách thú với những hoa thơm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng,… thực chất chỉ là vỏ bọc đẹp đẽ của một xã hội giả dối vô nhân đạo. Nó đã che mờ đi sự công bằng và nhân ái bên trong thay vào đó là sự tù túng và nô lệ.

Có thể nói đây là một trong những đoạn thơ hay nhất thể hiện dòng hoài niệm về quá khứ, sự căm ghét  hiện tại với những giả dối, xảo trá, lừa bịp. Đó cũng chính là tiếng lòng của nhà thơ, của người dân Việt Nam khao khát tự do thoát khỏi kiếp nô lệ.