• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán: - Đó là bàn tay của bác nông dân. - Một em khác cự lại: "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu: - Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ! Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương. 1.Douglas vẽ bàn tay ai? Điều đó có ý nghĩa gì? 2.Vì sao bức tranh ấy được coi là “ một biểu tượng của tình yêu thương”? 3.Bài học tâm đắc nhất em rút ra từ văn bản trên là gì? Help me với !!! :'(

1 đáp án
25 lượt xem

các bn làm hộ mik dàn ý bài này ko cần chi tiết nhé. kể một tấm gương về người hùng. các bn tham khảo dàn ý cô mik đưa ak cảm ơn các bn. mik cho 60đ nè các bn làm có tâm nhé từ giờ đến tối nay nhé mik phải nộp cô. ai làm hay mik cho ctrlhn nhé nếu làm có tâm và hay nhiều thì mik có thể vào wall bn vote thêm 5 sao + tym nhé DÀN Ý: Kể một tấm gương về người hùng + Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự (0,5đ) - Mở bài: giới thiệu nhân vật - Thân bài: kể các sự việc chính làm rõ nhân vật - Kết bài: Khẳng định giá trị nhân vật, bài học rút ra + Xác định đúng trọng tâm (0,5đ) + Chính tả, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn (0,5đ) + Sáng tạo 0,5 + Cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn, thể hiện cảm nhận, suy nghĩ sâu sắc + Triển khai các sự việc theo trình tự hợp lý (4,0đ) + Biết kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm, có thể triển khai theo các cách khác nhau nhưng cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: - MỞ BÀI: dẫn dắt: Giới thiệu nhân vật với phẩm chất… - THÂN BÀI: + (0.5) Giới thiệu cụ thể nhân vật (viết thành một đoạn trong Thân bài) + (2,0) Kể những việc làm cụ thể của họ (theo trình tự thời gian hoặc theo mức độ câu chuyện) (phải có việc làm/hành động tiêu biểu phù hợp với chủ đề) + (0,5) Khẳng định nhân vật với phẩm chất tốt đẹp (nên viết thành một đoạn trong Thân bài) + (0,5) Ý nghĩa việc làm của họ đối với em hoặc đối với những người xung quanh. Bài học rút ra trong cuộc sống (nên viết thành một đoạn trong Thân bài) KẾT BÀI (0,5): - Khẳng định lại phẩm chất /vai trò của nhân vật. - Liên hệ bản thân

2 đáp án
14 lượt xem
1 đáp án
12 lượt xem
1 đáp án
11 lượt xem

Các bạn đọc rồi nhận xét giúp mình nha, mai mik thi rồi: Bạn – một thứ rất quan trọng trong cuộc đời, chỉ sau gia đình. Tại sao bạn lại quan trọng như vậy? Đơn giản thôi: Không phải chuyện nào cũng có thể chia sẻ cho gia đình, chỉ có thể nói với bạn bè. Đến một lúc khi ta có một người bạn hiểu ta gần như tất cả thì “Xin chúc mừng!”, bạn đã có một người bạn thân. Và tôi cũng đã có vài người bạn thân. Đối với tôi, kỉ niệm với bạn thân thì tôi có không ít. Nhưng kỉ niệm mà tôi nhớ nhất là kỉ niệm của tôi với Long. Đó là một ngày mà tôi không thể nào mà quên được. Hôm đó là một ngày đầy nắng, những tầng mây trong xanh, những tán cây tươi tốt, những nở rực rỡ sắc màu; tôi có hai tiết thể dục nên đã “xách” chiếc xe đạp chạy đến trường. Lúc đi ngang nhà Long, tôi chợt nhớ ra là hôm trước đã hẹn Long đi hôm nay đi đến trường cùng. Thế là tôi rẽ thẳng vào nhà Long. “Long ơi! Mày dậy chưa?!” – Tôi cất tiếng gọi Long. Từ trong nhà, Long nói: “Từ từ, mày cứ bình tĩnh!”. Tôi đợi Long thay đồ, chuẩn bị dụng cụ học tập. Khi xong, nó bước ra, “Giờ tao chở mày hay mày chở tao” – Long hỏi, tôi đáp: “Mày chở tao đi chứ tao đâu chở nổi mày!”. Ngay sau đó, tôi đã thấy sai lầm khi mà tin rằng thằng bạn thân sẽ lái xe một cách an toàn. Trời! Long lái xe đúng là “an toàn”, chỉ là hơi lạng lách một xíu thôi. Có lẽ là do sức nặng của tôi với Long quá nặng nên Long chở không nổi. Khi Long “đèo” tôi trên đường đến trường, tôi đã được “trải nghiệm” cảm giác sự thót tim khi mặt đường so với mặt tôi chỉ cách nhau 10 xăng-ti-mét. Đến trường, cả tôi và Long đều rả rời như thức đêm 3 ngày. Quần thì lấm, đầu thì rối, mặt thì như vừa ngủ dậy. Đến cả chiếc xe cũng đã “rã rời”. Ôi, bây giờ nhớ lại thì tôi cũng phải ngồi cười khúc khích. Đó chỉ là một trong nhiều kỉ niệm của tôi với Long. Trong cuộc đời, ai cũng có những người bạn. Gặp được người bạn tốt là niềm hạnh phúc lớn lao. Tôi luôn trân trọng tình bạn giữa tôi và Long, và chúng tôi sẽ cùng nhau cố gắng học tập và gìn giữ tình bạn luôn vui vẻ, bền vững.

2 đáp án
15 lượt xem

Ở Việt Nam, từ lâu việc sử dụng túi ni lông trong cuộc sống của người dân đã trở thành thói quen, đi vào nếp sống vì tính tiện ích mà nó mang lại. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ước tính trung bình mỗi gia đình Việt Nam hàng ngày sử dụng và thải ra ít nhất 01 túi ni lông và thống kê trên phạm vi cả nước là khoảng 25 triệu túi/ngày. Trong đó, mỗi hộ ở thành thị có thể sử dụng từ 3-6 túi ni lông/ngày. Thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni lông, con số này không ngừng tăng lên (Năm 2000 cả nước một ngày xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường. Đến nay, con số đó là 25.000 tấn/ngày). Kết quả khảo sát của Cục Kiểm soát Ô nhiễm (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tại 5 tỉnh, thành đại diện cho 3 vùng, miền cho thấy bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng 223 túi/tháng, tương đương 1kg túi ni lông/hộ/tháng. Và ở châu Á, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 về phát sinh chất thải nhựa sau Trung Quốc, Indonesia, Philippines. Đấy là những con số biết nói, phản ánh thực trạng của việc sử dụng túi ni lông ở nước ta hiện nay. (Theo Báo điện tử Môi trường đô thị, ngày 11/12/2018) Câu 1. Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì? Trong chương trình Ngữ văn 8, có một văn bản cũng đề cập đến vấn đề đó. Em hãy ghi rõ tên văn bản. Câu 2. Chỉ rõ phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Những con số trong đoạn văn nói lên điều gì? Câu 3. Túi ni lông đang từng ngày “tàn phá” trái đất của chúng ta. Bằng hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và giải pháp khắc phục thực trạng đó.

1 đáp án
10 lượt xem

Ở Việt Nam, từ lâu việc sử dụng túi ni lông trong cuộc sống của người dân đã trở thành thói quen, đi vào nếp sống vì tính tiện ích mà nó mang lại. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ước tính trung bình mỗi gia đình Việt Nam hàng ngày sử dụng và thải ra ít nhất 01 túi ni lông và thống kê trên phạm vi cả nước là khoảng 25 triệu túi/ngày. Trong đó, mỗi hộ ở thành thị có thể sử dụng từ 3-6 túi ni lông/ngày. Thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni lông, con số này không ngừng tăng lên (Năm 2000 cả nước một ngày xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường. Đến nay, con số đó là 25.000 tấn/ngày). Kết quả khảo sát của Cục Kiểm soát Ô nhiễm (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tại 5 tỉnh, thành đại diện cho 3 vùng, miền cho thấy bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng 223 túi/tháng, tương đương 1kg túi ni lông/hộ/tháng. Và ở châu Á, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 về phát sinh chất thải nhựa sau Trung Quốc, Indonesia, Philippines. Đấy là những con số biết nói, phản ánh thực trạng của việc sử dụng túi ni lông ở nước ta hiện nay. (Theo Báo điện tử Môi trường đô thị, ngày 11/12/2018) Câu 1. Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì? Trong chương trình Ngữ văn 8, có một văn bản cũng đề cập đến vấn đề đó. Em hãy ghi rõ tên văn bản. Câu 2. Chỉ rõ phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Những con số trong đoạn văn nói lên điều gì? Câu 3. Túi ni lông đang từng ngày “tàn phá” trái đất của chúng ta. Bằng hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và giải pháp khắc phục thực trạng đó.

1 đáp án
10 lượt xem

“Đó là chiếc lá cuối cùng”, Giôn-xi nói, "Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết". "Em thân yêu, thân yêu!" Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, "Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?" Nhưng Giôn-xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế giới cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn. (Trích “Chiếc lá cuối cùng”của O’Hen–ri - SGK Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) Câu 1. Bằng hiểu biết về tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”, em hãy cho biết “ý nghĩ kì quặc”của Giôn-xi là gì? Vì sao cô lại có suy nghĩ như vậy? Qua chi tiết ấy, em cảm nhận Giôn-xi là người như thế nào? Câu 2. Chỉ rõ và nêu giá trị biểu đạt của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn in đậm của đoạn trích trên. Câu 3. Truyện “Chiếc lá cuối cùng” được xây dựng với nhiều tình tiết hấp dẫn và đặc biệt là kết cấu đảo ngược tình huống hai lần đặc sắc. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của cách đảo ngược tình huống này. Câu 4. Có ý kiến cho rằng, mỗi nhân vật trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” đều để lại trong người đọc nhiều suy ngẫm. Hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng-phân-hợp nêu suy nghĩ của em về nhân vật cụ Bơ-men trong tác phẩm. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu ghép, gạch chân chú thích và phân tích cấu tạo câu ghép đó.

2 đáp án
15 lượt xem