“Đó là chiếc lá cuối cùng”, Giôn-xi nói, "Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết". "Em thân yêu, thân yêu!" Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, "Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?" Nhưng Giôn-xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế giới cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn. (Trích “Chiếc lá cuối cùng”của O’Hen–ri - SGK Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) Câu 1. Bằng hiểu biết về tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”, em hãy cho biết “ý nghĩ kì quặc”của Giôn-xi là gì? Vì sao cô lại có suy nghĩ như vậy? Qua chi tiết ấy, em cảm nhận Giôn-xi là người như thế nào? Câu 2. Chỉ rõ và nêu giá trị biểu đạt của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn in đậm của đoạn trích trên. Câu 3. Truyện “Chiếc lá cuối cùng” được xây dựng với nhiều tình tiết hấp dẫn và đặc biệt là kết cấu đảo ngược tình huống hai lần đặc sắc. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của cách đảo ngược tình huống này. Câu 4. Có ý kiến cho rằng, mỗi nhân vật trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” đều để lại trong người đọc nhiều suy ngẫm. Hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng-phân-hợp nêu suy nghĩ của em về nhân vật cụ Bơ-men trong tác phẩm. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu ghép, gạch chân chú thích và phân tích cấu tạo câu ghép đó.

2 câu trả lời

Câu 1 :

- Ý nghĩa kì quặc: Cái chết là sự giải thoát.

- Vì: Cô ấy phải chống chọi lại căn bệnh đang từng giờ giày xéo cô

- Qua đó, em cảm nhận: Cô là một người mất hết niềm tin vào cuộc sống, cô đợi khi chiếc lá cuối cùng kia rơi, cũng là lúc cô tự giải thoát cho bản thân mình.

Câu 2 : 

- Biện pháp nghệ thuật : Liệt Kê

- Liệt kê những điều sau khi cô thấy chiếc lá, cô muốn được xin tí cháo,...

- Tác dụng:

+ Khiến cho người đọc nhìn thấy được sự chuyển biến rõ ràng traong tâm lý của nhân vật

+ Ta thấy được một giôn-xi yêu đời hơn, và có khát khao với mãnh liệt được sống sót hơn

+ Cô cảm thấy thế gian này tươi đẹp hơn nhiều.

Câu 3 : 

2 tình huống đảo ngược:

- Cụ Bơ-men già nua đang khỏe, vì vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết mà bị viêm phổi và chết.

- Giôn-xi còn trẻ nhưng vì bệnh tật mà tin là mình sẽ chết, cô gắn cuộc sống của mình mới những chiếc lá thường xuân, chiếc lá (vẽ) không rụng xuống, từ đó cô có ý chỉ muốn sống tiếp.

Câu 4 :

Cụ Bơ-men trong "Chiếc lá cuối cùng" là người họa sĩ nghèo nhưng vô cùng tài năng và có một trái tim chan chứa tình yêu thương. Giôn-xi - cô họa trẻ có tài năng hội họa và khao khát được vẽ vịnh Na-plơ bị mắc căn bệnh sưng phổi. Sự nghèo túng đã khiến cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô đã phó mặc chính mạng sống của mình cho chiếc lá ngoài kia: khi nào chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng thì cô sẽ buông xuôi và lìa đời. Biết được tư tưởng tiêu cực ấy của Gioon-xi, cụ Bơ-men đã không quản gió rét để vẽ lên một chiếc lá gắn vào cây. Đó là một kiệt tác! Không phải chỉ là một kiệt tác nghệ thuật khiến Xiu, Gioon-xi không nhận ra mà còn là một kiệt tác về tình người. Nó đã cứu sống cô họa sĩ trẻ ấy nhưng cụ đã phải đánh đổi một thứ: mạng sống của mình. Cụ đã hoàn thành được một kiệt tác- một kiệt tác để đời trong suốt 40 năm qua cụ ôm ấp! Cụ/ là một con người của nghệ thuật/ , cụ// là con người có tâm hồn//giúp đỡ con người vượt qua khó khăn. 

#milkteanguyen 

 Ý nghĩa kì quặc: Cái chết là sự giải thoát.

- Vì: Cô ấy phải chống chọi lại căn bệnh đang từng giờ giày xéo cô

- Qua đó, em cảm nhận: Cô là một người mất hết niềm tin vào cuộc sống, cô đợi khi chiếc lá cuối cùng kia rơi, cũng là lúc cô tự giải thoát cho bản thân mình.

Câu 2 : 

- Biện pháp nghệ thuật : Liệt Kê

- Liệt kê những điều sau khi cô thấy chiếc lá, cô muốn được xin tí cháo,...

- Tác dụng:

+ Khiến cho người đọc nhìn thấy được sự chuyển biến rõ ràng traong tâm lý của nhân vật

+ Ta thấy được một giôn-xi yêu đời hơn, và có khát khao với mãnh liệt được sống sót hơn

+ Cô cảm thấy thế gian này tươi đẹp hơn nhiều.

Câu 3 : 

2 tình huống đảo ngược:

- Cụ Bơ-men già nua đang khỏe, vì vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết mà bị viêm phổi và chết.

- Giôn-xi còn trẻ nhưng vì bệnh tật mà tin là mình sẽ chết, cô gắn cuộc sống của mình mới những chiếc lá thường xuân, chiếc lá (vẽ) không rụng xuống, từ đó cô có ý chỉ muốn sống tiếp.

Câu 4 :

Cụ Bơ-men trong "Chiếc lá cuối cùng" là người họa sĩ nghèo nhưng vô cùng tài năng và có một trái tim chan chứa tình yêu thương. Giôn-xi - cô họa trẻ có tài năng hội họa và khao khát được vẽ vịnh Na-plơ bị mắc căn bệnh sưng phổi. Sự nghèo túng đã khiến cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô đã phó mặc chính mạng sống của mình cho chiếc lá ngoài kia: khi nào chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng thì cô sẽ buông xuôi và lìa đời. Biết được tư tưởng tiêu cực ấy của Gioon-xi, cụ Bơ-men đã không quản gió rét để vẽ lên một chiếc lá gắn vào cây. Đó là một kiệt tác! Không phải chỉ là một kiệt tác nghệ thuật khiến Xiu, Gioon-xi không nhận ra mà còn là một kiệt tác về tình người. Nó đã cứu sống cô họa sĩ trẻ ấy nhưng cụ đã phải đánh đổi một thứ: mạng sống của mình. Cụ đã hoàn thành được một kiệt tác- một kiệt tác để đời trong suốt 40 năm qua cụ ôm ấp! Cụ/ là một con người của nghệ thuật/ , cụ// là con người có tâm hồn//giúp đỡ con người vượt qua khó khăn.