• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
13 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và ghi lại chữ cái đứng đầu đáp án đúng vào bài làm của em: ...“Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chổ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không?Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”. (Ngữ văn 8 - tập I ) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? A. Cô bé bán diêm C. Chiếc lá cuối cùng B. Đánh nhau với cối xay gió D. Hai cây phong Câu 2: Tác giả của đoạn trích trên là ai? A. An-đéc-xen C. O Hen-ri B. Xéc-van-téc D. Ai-ma-tốp Câu 3: Tác phẩm có đoạn trích trên thuộc thể loại nào? A. Truyện ngắn C. Tiểu thuyết B. Hồi kí D. Tùy bút Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm có đoạn đoạn trích trên? A. Tự sự C. Biểu cảm B. Miêu tả D. Nghị luận Câu 5: Câu “Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chổ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và – ...” sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh C. Nhân hóa B. Ẩn dụ D. Liệt kê Câu 6: Các từ “bút lông, bảng pha màu, màu xanh, màu vàng” trong đoạn trích thuộc trường từ vựng nào? A. Đồ dùng học tập. C. Đồ chơi trẻ em. B. Vật - liệu hội họa. D. Vật - liệu xây dựng. Câu 7: Từ gạch chân trong câu “ Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng.” thuộc từ loại gì? A. Thán từ C. Tình thái từ B.Trợ từ D. Quan hệ từ Câu 8: Nội dung chính của đoạn trích trên là: A. Kể về kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ-men. B. Kể về cái chết của cụ Bơ-men và kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” của cụ. C. Kể về tình yêu thương của Xiu dành cho Giôn-xi. B. Kể về tình yêu thương của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi.

2 đáp án
16 lượt xem
2 đáp án
13 lượt xem

50 điểm nhá :D Lỗi lầm và sự biết ơn Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận và một người nổi nóng không kiềm chế được mình nên đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”. Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?” Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”. Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. (theo Hạt giống tâm hồng) Câu 1: Nêu nội dung chính của câu chuyện. Câu 2: Em rút ra được điều gì qua câu chuyện trên? Câu 3: Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện (Bằng một đoạn văn).

2 đáp án
16 lượt xem

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi: Gành Đá Đĩa - kiệt tác của thiên nhiên. Gành Đá Đĩa chinh phục khách thập phương bởi những khối đá đen hình lục lăng đan xen, xếp từng tầng lên nhau như những chồng chén đĩa, đều tăm tắp vươn mình ra biển khơi. Gành Đá Đĩa nằm bên bờ biển Đông (thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An), là thắng cảnh cấp quốc gia và mới đây, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định xếp hạng danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt. Các nhà khoa học cho rằng, khoảng 200 triệu năm về trước, trong quá trình hoạt động của núi lửa ở vùng cao nguyên Vân Hòa, nham thạch phun trào theo dòng chảy dẫn xuôi về biển. Khi gặp nước biển lạnh, cộng với hiện tượng dự ứng lực khiến các khối nham thạch bị đông cứng, rạn nứt theo mạch dọc, tạo nên những khối đá hình lăng trụ. Những khối đá hình lăng trụ có bề mặt lục giác, tứ giác xếp chồng lên nhau một cách ngay ngắn, cao thấp, đứng rồi hơi nghiêng ra biển Đông, một loại hình kết cấu đá siêu bền. Nhìn các khối đá tựa như chồng bát, chồng đĩa nên gọi là Đá Đĩa. https://media.vov.vn/sites/default/files/styles/large_watermark/public/2021-04/dsc_4588_0.jpg (Gành Đá Đĩa Phú yên) Gành Đá Đĩa được đánh giá là một trong những ghềnh đá nổi tiếng, đẹp bậc nhất trên thế giới. Trong chuỗi những danh thắng khi đến Phú Yên, Gành Đá Đĩa là di tích quốc gia đặc biệt mà khách rất thích. Với vẻ đẹp tự nhiên và cấu trúc độc đáo, đây được xem là kiệt tác của đá mà tạo hóa đã ban tặng cho mảnh đất này, trở thành viên ngọc quý của du lịch Phú Yên. (https://vov.vn/du-lich/check-in/ganh-da-dia-kiet-tac-cua-thien-nhien-853991.vov) 1. Văn bản trên đã giới thiệu những tri thức gì về Gành Đá Đĩa? (1 điểm) 2. Nội dung đó được biểu đạt chủ yếu theo phương thức gì? (0,5 điểm) 3. Bức ảnh có vai trò ra sao trong việc biểu đạt nội dung văn bản? (0,5 điểm) 4. Vì sao Gành Đá Đĩa được xem là kiệt tác của tạo hóa và là viên ngọc quý của du lịch Phú Yên? (0,5 điểm) 5. Để Gành Đá Đĩa trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn em có những đề xuất gì? HELPPPPPPPPP Ạ TẠI SAO K GIÚP EM GIÚP VỚI Ạ MMMMMMNNNNNN ƠI

2 đáp án
15 lượt xem
2 đáp án
11 lượt xem

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi: Gành Đá Đĩa - kiệt tác của thiên nhiên. Gành Đá Đĩa chinh phục khách thập phương bởi những khối đá đen hình lục lăng đan xen, xếp từng tầng lên nhau như những chồng chén đĩa, đều tăm tắp vươn mình ra biển khơi. Gành Đá Đĩa nằm bên bờ biển Đông (thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An), là thắng cảnh cấp quốc gia và mới đây, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định xếp hạng danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt. Các nhà khoa học cho rằng, khoảng 200 triệu năm về trước, trong quá trình hoạt động của núi lửa ở vùng cao nguyên Vân Hòa, nham thạch phun trào theo dòng chảy dẫn xuôi về biển. Khi gặp nước biển lạnh, cộng với hiện tượng dự ứng lực khiến các khối nham thạch bị đông cứng, rạn nứt theo mạch dọc, tạo nên những khối đá hình lăng trụ. Những khối đá hình lăng trụ có bề mặt lục giác, tứ giác xếp chồng lên nhau một cách ngay ngắn, cao thấp, đứng rồi hơi nghiêng ra biển Đông, một loại hình kết cấu đá siêu bền. Nhìn các khối đá tựa như chồng bát, chồng đĩa nên gọi là Đá Đĩa. (Gành Đá Đĩa Phú yên) Gành Đá Đĩa được đánh giá là một trong những ghềnh đá nổi tiếng, đẹp bậc nhất trên thế giới. Trong chuỗi những danh thắng khi đến Phú Yên, Gành Đá Đĩa là di tích quốc gia đặc biệt mà khách rất thích. Với vẻ đẹp tự nhiên và cấu trúc độc đáo, đây được xem là kiệt tác của đá mà tạo hóa đã ban tặng cho mảnh đất này, trở thành viên ngọc quý của du lịch Phú Yên. 1. Văn bản trên đã giới thiệu những tri thức gì về Gành Đá Đĩa? 2. Nội dung đó được biểu đạt chủ yếu theo phương thức gì? 3. Bức ảnh có vai trò ra sao trong việc biểu đạt nội dung văn bản? 4. Vì sao Gành Đá Đĩa được xem là kiệt tác của tạo hóa và là viên ngọc quý của du lịch Phú Yên? 5. Để Gành Đá Đĩa trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn em có những đề xuất gì? I. TIẾNG VIỆT: 1. Câu “Gành Đá Đĩa chinh phục khách thập phương bởi những khối đá đen hình lục lăng đan xen, xếp từng tầng lên nhau như những chồng chén đĩa, đều tăm tắp vươn mình ra biển khơi” sử dụng biện pháp tu từ gì? 2. Câu trên thuộc câu đơn hay câu ghép? 3. Hãy viết một câu ghép gồm 2 vế câu có quan hệ ý nghĩa tương phản. (1 điểm)

1 đáp án
12 lượt xem
1 đáp án
13 lượt xem

Cho đoạn văn sau: Theo các nhà khoa học, bao ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. 1. Hãy khái quát nội dung đoạn văn trên bằng 1 câu ghép 2. Từ đoạn trích trên hãy viết một đoạn văn ngắn từ 10-15 dòng . Trình bày giải pháp hạn chế tác hại của bao bì ni long

2 đáp án
11 lượt xem