2 câu trả lời
Bài này mik lưu trong world nha bạn,
Rượu cần Hòa Bình là một thức uống vô cùng ý nghĩa và tuyệt vời với vị ngon ngọt của tính chất gạo quê ta kết hợp với mùi thơm nồng của men lá rừng cho chúng ta cảm giác đậm đà lạ lùng khó tả mà sao lưu luyến thế
Tuy không rõ rượu cần có từ bao giờ nhưng người Mường vẫn truyền tai nhau một câu chuyện như sau: “Một ông cụ có hai người con dâu. Cụ muốn thử xem ai là người thông minh, đức hạnh. Cụ bảo: “Bố đi ăn uống đã nhiều, nhưng chưa được ăn con vật gì mà thịt lại nằm trong xương, cũng chưa được uống loại nước gì chảy ngược cho ngọt ngào, ý vị. Các con cố tìm cho bố. Được ăn uống những thứ đó, bố mới khoẻ ra được.
Nguyên liệu làm rượu cần gồm gạo nếp, trấu và men rượu. Gạo nếp được ngâm qua một đêm để mềm, trấu thì phải rửa thật sạch, phơi khô sau đó trộn đều tất cả gạo, trấu với nhau cho vào đồ (đun lên). Sau khi đồ chín gạo thành cơm thì cho ra để nguội rồi mới trộn men vào và tiếp tục ủ một đêm để lên men (để men rượu ngấm hết vào cơm, trấu). Người trộn men phải làm sao cho men thật đều, ngấm vào từng hạt cơm, hạt trấu. Có như thế rượu mới dùng được lâu. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ không đủ ấm thì sẽ rượu sẽ không lên men được và toàn bộ các công đoạn trước coi như bỏ đi hết. Có cố làm tiếp thì rượu cũng chua, nhạt, không uống được. Khi rượu lên men thành công thì người ta sẽ cho vào vò ủ rượu chờ đến lúc uống được. Vò ủ phải được đậy kín để tránh không khí làm hỏng rượu. Vào mùa nóng thì chỉ khoảng 20 ngày là chất rượu đã ngọt nhưng mùa lạnh thì phải hơn một tháng mới có thể dùng
Đê sử dụng rượu cần Hòa Bình ta lấy hai phần nước nóng 100độ + 1 phần nước để nguội = Nước ấm hoặc nếu không có điều kiện như vậy thì đổ nước lọc cũng được nhưng thời gian ngấm nó sẽ lâu hơn, đổ đầy bình. Sau khi đổ đầy nước vào bình để tầm 30 -60 phút mới uống. Bạn hãy thưởng thức hương vị rượu với nước dừa nhé. Tuyệt lắm đó!
Rượu cần hòa bình là một trong những đặc sản cúa dân tộc tỉnh Hòa Bình.
“Lên đồi lấy rễ mật củ
Lên rừng rú lấy da cây mun
Dây da men, lá xà can
Lấy cỏ dạ lộng
Xuống dốc lấy cỏ rậm rì, rậm rạch
Cỏ bách giạ hợn
Cây dớn đen chân, đen tay
Đem về giã ra làm bột”
rộn với bột gạo đem ủ, men dậy thơm thì đem cho vào chĩnh bịt kín để ngấm ngấu mang ra đổ thêm nước vào, uống mừng thắng trận. Cách chữa say thì:
“Xuống rậm lấy nắm ốc, xuống rộc lấy nắm ốc Wel” ăn vào khỏi say.
Đó là những nguyên liệu cơ bản để làm rượu cần. Ngày nay, làm rượu cần cũng cần theo các quy trình sau: nấu gạo nếp chỉ xay không giã gọi là gạo lất, tốt nhất làm bằng nếp cứng, loại nếp rảnh rượu ngon, uống lâu nhạt hơn. Gạo nếp đồ nấu thành cơm xôi, dỡ rải ra nong cho khô, nguội, đồ chín vỏ trấu sau khi đã làm sạch, để nguội, trộn đều, hai “hông” (tức là cái ninh) trấu một hông xôi mà rắc men vào trộn lại đem ấn chặt vào vò, vào chĩnh hay chum. Càng nén chặt bao nhiêu càng uống được lâu bấy nhiêu. Lượng men, mười quả tầm nhỏ hơn trứng gà mái là một “thiếc” bằng mười cân gạo. Cứ thế, người làm rượu ước đoán đong đếm sao cho mỗi lứa rượu có loại để dùng vào việc đông người, loại tiếp khách khứa thường xuyên, và loại nhỏ để nếm rượu. Đồng thời làm men họ cũng định ra lứa men uống cho nam giới với nồng độ ngũ vị: cay, đắng, he, hắc, ngọt thì cho nhiều chất nóng. Đối với rượu cho nữ uống thì sao cho ngọt lịm nhưng bền vị, uống được lâu, nhiều người, cần chất làm thơm ngọt nhiều hơn. Nguyên liệu cũng có thể dùng bằng ngô, khoai, sắn, kê. Nhưng không thơm ngon bằng rượu nếp. Khi đã lèn chặt, phải để chừa chừng bốn xăng ti mét độ cao của miệng chĩnh thì lấy lá chèn đậy kín lại, giần tro bếp thật mịn nhào với nước cho quánh trát vào đầy trên miệng, đem cất vào ổ rượu trong góc nhà chờ khi sử dụng. Nhưng khi lắp miệng chĩnh họ kỵ không dùng lá chuối tiêu, bởi hay gây thành chất độc trong rượu. Nén rượu vào chĩnh gọi là bôốc rạo, được dùng ngoài hai mươi đêm, tốt nhất là một tháng thì gia chủ nếm rượu và dùng rượu từ bốn mươi ngày đêm trở lên trong công việc. Đặc biệt rượu ba clăng (tức là ba trăng) ngon hơn, được nước nhiều hơn.
Ngoài các hình thức sinh hoạt ta thường bắt gặp như uống rượu trong tiếp khách, mừng nhà mới, mừng đám cưới, ngày lễ ngày tết lồng với sinh hoạt rượu cần là sinh hoạt giao tiếp và thi ca sôi động, vừa mang tính chất trữ tình, vừa mang tính chất trào lộng, nhằm ca ngợi thành quả tốt đẹp, mối tình trong sáng. Rượu cần còn đáp ứng những sinh hoạt khác ít biết đến như “rạo mụ”, tức là loại rượu được làm bằng cách họ cho cơm rượu vào chiếc hũ nhỏ xíu, bịt kín làm quai gọi là đóng dắng, treo ngược lên ở một nơi trong nhà, được ba đêm thì rượu thơm thì cúng vía cho đứa trẻ mới lọt lòng gọi là vía Mụ.
Rượu cần trong các lễ hội đình chùa để cúng lễ cho các vị thần có công với dân, với nước, mang ý nghĩa uống nước, nhớ nguồn và sau đó là cuộc liên hoan đầy ước vọng của dân Mường với tâm linh hưởng lộc và mong phù hộ cho sự làm ăn bình an thịnh vượng.
Rượu cần cho hồn về Bên Ma để nhìn nhận ông tổ bà tổ và gặp ông lang đất “tống” xin ruộng vườn, nhập khẩu, còn phải có chĩnh rượu cắm ngược một cần (khoe) để thết đãi chí ông Nghè là người gác cổng, công việc đi mới thành công. Rượu cần để làm tích về mối tình đẹp đôi, yêu thương da diết, không lấy được nhau giữa hai người: Nga-Hai Mối. Rượu cần không chỉ lễ hội ở đình chùa mới cũng lễ cho người có công mà tất cả các cuộc sinh hoạt uống rượu cần trước khi uống đều khấn mời ông bà tổ tiên, thành hoàng làng. Đối với các đình chùa lớn, ngoài tổ tiên, thành hoàng làng còn mời các vị thần tối cao như Quốc mẫu Hoàng Bà, thánh Tản, các vua cùng với các vị thần tôn ở đó.
Rượu uống không cúng lễ là khi tiếp khách thân quen, chĩnh rượu chỉ để ở cạnh góc bếp và rượu làm nếm thử nếu không nên thì làm lứa khác. Do đó, trước khi uống sẽ trải chiếu lấy chĩnh rượu đặt giữa nhà, đặt chiếc mâm có bát nước lã, đĩa trầu cau, cắm cầm, cắm chén, đổ nước, quay cần hướng hết về phía cửa Voóng nhờ ông Mo hay người biết cúng khấn để lễ.