• Lớp 6
  • Lịch Sử
  • Mới nhất

Câu 1. Thời cổ đại, ai là người có công thống nhất Trung Quốc? A. Hồ Cẩm Đào. B. Tần Thuỷ Hoàng. C. Mao Trạch Đông D. Hán Vũ Đế. Câu 2. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành A. ven các con sông lớn B. bên các eo biển C. trên các cao nguyên. D. ở vùng núi Câu 3. Chữ viết phổ biến của người Ấn Độ cổ đại là chữ: A. quốc ngữ B. la tinh C. phạn D. hán Câu 4. Đây là 1 phát minh vĩ đại của người Trung Quốc cổ đại: A. làm lịch B. la bàn C. phép đếm đến 10 D. số la mã Câu 5: Xã hội cổ đại phương Đông không bao gồm tầng lớp nào sau đây? A. Nông dân công xã B. Địa chủ C. Nô lệ D. Bình dân thành thị Câu 6: Phương thức sinh sống của người tối cổ xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm là A. săn bắn, chăn nuôi. B. săn bắt, hái lượm. C. trồng trọt, chăn nuôi. D. Buôn bán Câu 7: Việc con người nguyên thủy chuyển sang trồng trọt, chăn nuôi không mang ý nghĩa nào sau đây? A. Giúp con người sống định cư lâu dài B. Tạo ra nguồn thức ăn ổn định C. Cơ sở hình thành xã hội phụ hệ D. Nâng cao đời sống tinh thần cho con người Câu 8: Các quốc gia cổ đại phương Đông được xây dựng trên nền tảng kinh tế A. nông nghiệp trồng lúa nước gắn với làm thủy lợi B. thủ công nghiệp và thương nghiệp. C. mậu dịch hàng hải quốc tế D. thủ công nghiệp hàng hóa Câu 9: Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là bộ phận nào? A. Bình dân thành thị B. Nông dân C. Địa chủ. D. Công nhân. Câu 10. Lãnh thổ Trung Quốc không ngừng được mở rộng qua các triều đại nhờ: A. Gây chiến tranh xâm lược B. Thuyết phục các nước nhỏ hợp nhất C. Khai hoang mở rộng diện tích D. Mua lại các vùng lãnh thổ Câu 11. Kiến trúc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ: A. Thơ ca B. Tôn giáo C. Phương Tây D. Trung Quốc. Câu 12. Hai con sông có ảnh hưởng lớn đến sự hình hành quốc gia cổ đại Lưỡng Hà? A. Hoàng Hà và Trường Giang B. Ấn và Hằng C. Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ- rát D. Sông Hồng và sông Cửu Long Câu 13. Thành tựu văn hoá của Ấn Độ ảnh hưởng lớn đến Việt Nam đó là: A. Hồi giáo B. Cơ đốc giáo C. Phật giáo D. Nho giáo Câu 14. Hệ tư tưởng nào của Trung Quốc có ảnh hưởng lớn tới Việt Nam và các nước khác trong khu vực Đông Nam Á? A. Hồi giáo B. Cơ đốc giáo C. Phật giáo D. Nho giáo

2 đáp án
20 lượt xem

Câu 1: Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào? A. Nhà Thương. B. Nhà Chu. C. Nhà Tần. D. Nhà Hán Câu 2: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, được gọi là A. nông dân tự canh. B. nông dân lĩnh canh(tá điền) C. nông dân làm thuê. D. nông nô. Câu 3:Ý nào không đúng về các thành phần xã hội dưới thời Tân? A. Địa chủ. B. Nông dân . C. Nông dân lĩnh canh. D. Lãnh chúa. Câu 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông tiêu biếu là A. Trung Quốc, Ai Cập, Lưỡng Hà, Việt Nam. B. Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ. C. Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, La Mã. D. Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ, La Mã Câu 5:La bàn được phát minh bởi người A. La Mã. B. Ai Cập. C. Ấn Độ. D.Trung Quốc. Câu 6: Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cố đại Hy Lạp, La Mã tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế nào? A. Nông nghiệp. B. Thủ công nghiệp. C. Thủ công nghiệp và thương nghiệp. D. Chăn nuôi gia súc. Câu 7: Với nhiều vũng, vịnh kín gió là điều kiện đặc biệt thuận lợi để cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại phát triển ngành kinh tế nào? A. Nông nghiệp trồng lúa. B. Thủ công nghiệp. C. Nông nghiệp trồng cây lâu năm. D. Thương nghiệp đường biển. Câu 8: Người Hy Lạp và La Mã sáng tạo ra chữ tượng hình. A. Đúng B. Sai Câu 9: Người Hy Lạp cổ đại tiếp thu nhiều thành tựu văn hoá của các cư dân phương Đông cổ đại. A. Đúng B. Sai Câu 10: Tất cả những công trình kiến trúc ở Hy Lạp và La Mã đều không để lại dấu vết đến ngày nay. Câu 11: Từ một thành bang nhỏ bé bạn đầu, Hy Lạp đần trở thành để chế có lãnh thổ rộng lớn. A. Đúng B. Sai Câu 12: Cả Hy Lạp và La Mã đều có nhiều loại khoáng sản, thuận lợi cho thủ công nghiệp phát triển. A. Đúng B. Sai

2 đáp án
19 lượt xem
2 đáp án
15 lượt xem

Câu 1. Đứng đầu giai cấp thống trị ở Ai Cập cổ đại là A. vua chuyên chế (pha-ra-ông). B. chủ ruộng đất. C. đông đảo quý tộc quan lại. D. tầng lớp tăng lữ. Câu 2. Khoảng năm 3200 TCN, ông vua huyền thoại có tên là Mê-nét đã thống nhất các công xã (còn gọi là các nôm) thành lập A. văn minh Trung Quốc B. nước Lưỡng Hà C. đế chế La Mã D. nhà nước Ai Cập Câu 3. Tại sao nhà nước Ai Cập cổ đại sớm hình thành và phát triển ở lưu vực sông Nin? A. Do có điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và sản xuất. B. Cư dân ở đây sớm phát minh ra công cụ bằng kim loại. C. Đây vốn là địa bàn cư trú của người nguyên thủy. D. Do có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động buôn bán. Câu 4. Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của người Lưỡng Hà có tên là gì? A. Tượng Nhân sư. B. Cổng I-sơ-ta. C. Vườn treo Ba-bi-lon. D. Khu lăng mộ Gi-za. Câu 5. Người đứng đầu nhà nước Lưỡng Hà cổ đại được gọi là A. Pha-ra-ông B. Thiên tử. C. En-xi. D. Thiên hoàng. Câu 6. Chữ viết của người Ai Cập là A. chữ tượng hình. B. chữ giáp cốt. C. chữ Phạn. D. chữ hình nêm. Câu 7. Giấy của người Ai Cập cổ được làm từ cây gì? A. Pa-pi-rút. B. Linh sam. C. Bạch đàn. D. Keo lá tràm. Câu 8. Những thành thị đầu tiên của người Ấn Độ được xây dựng ở A. lưu vực sông Ấn. B. lưu vực sông Hằng. C. miền Đông Bắc Ấn. D. miền Nam Ấn. Câu 9. Vào khoảng thế kỉ VII TCN, người Ấn Độ cổ đại đã có chữ viết riêng là A. chữ Nho. B. chữ Phạn. C. chữ tượng hình. D. chữ Hin-đu. Câu 10. Sau khi vào Ấn Độ, người A-ri-a đã thiết lập chế độ A. quân chủ chuyên chế. B. cộng hòa quý tộc. C. đẳng cấp Vác-na. D. phân biệt tôn giáo. Câu 11. Theo chế độ đẳng cấp Vác-na, xã hội Ấn Độ cổ đại có mấy đẳng cấp? A. Hai. B. Ba. C. Bốn. D. Năm. Câu 12. Giữa thiên niên kỉ II TCN, đẳng cấp đứng đầu trong xã hội Ấn Độ cổ đại là A. Bra-man. B. Ksa-tri-a. C. Vai-si-a. D. Su-đra. Câu 13. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo nào dưới đây? A. Hin-đu giáo và Phật giáo. B. Nho giáo và Phật giáo. C. Hin-đu giáo và Thiên chúa giáo. D. Nho giáo và Đạo giáo. Câu 14. Chữ số 0 là sáng tạo của quốc gia cố đại nào? A. Ai Cập. B. Hi Lạp. C. Lưỡng Hà. D. Ấn Độ. Câu 15. Chế độ đẳng cấp Vác-na được xây dựng dựa trên cơ sở nào? A. Sự phân biệt chủng tộc và màu da. B. Sự phân biệt về tôn giáo. C. Sự phân biệt về trình độ học vấn. D. Sự phân biệt giàu – nghèo. Câu 16. Kĩ thuật in được phát minh bởi người A. Trung Quốc. B. Ai Cập. C. La Mã. D. Ấn Độ. Câu 17. Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại A. Nhà Thương. B. Nhà Chu. C. Nhà Tần. D. Nhà Hán. Câu 18. Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, được gọi là A. nông dân lĩnh canh. B. nông nô. C. nông dân làm thuê. D. nô tì. Câu 19. Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là A. thuế. B. cống phẩm. C. tô lao dịch. D. địa tô. Câu 20. Ý nào không đúng về các thành phần xã hội dưới thời Tần? A. Địa chủ. B. Nông dân. C. Nông dân lĩnh canh. D. Lãnh chúa. Câu 21. Công trình kiến trúc đồ sộ nhất của Trung Quốc thời cổ đại được xây dựng dưới nhà Tần có tên gọi là A. Vạn Lý Trường Thành. B. Ngọ Môn. C. Tử Cấm Thành. D. Lũy Trường Dục. Câu 22. Triều đại nào ở Trung Quốc đã ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất lần đầu tiên trên cả nước? A. Nhà Tùy. B. Nhà Hán. C. Nhà Đường. D. Nhà Tần. Câu 24. Đâu không phải đặc điểm của các thành bang ở Hy Lạp cổ đại? A. Đường biên giới lãnh thổ riêng. B. Chính quyền, quân đội riêng. C. Hệ thống kinh tế đo lường, tiền tệ riêng. D. Một thần bảo hộ chung cho các nhà nước. Câu 26. Phần quan trọng nhất của mỗi thành bang ở Hy Lạp cổ đại là A. vùng đất trồng trọt. B. nhà thờ. C. phố xá. D. bến cảng. Câu 27. Đại hội nhân dân ở A-ten có vai trò gì? A. Bầu, cử ra các cơ quan, quyết định mọi công việc. B. Đại diện cho thần quyền và vương quyền. C. Chỉ tồn tại về hình thức. D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp.

2 đáp án
22 lượt xem

Câu 1: Các tổ chức xã hội của con người ở thời kì nguyên thủy gồm A. Bầy người nguyên thủy, thị tộc, bộ lạc. C. Thị tộc, bộ lạc, nhà nước. B. Công xã nguyên thủy, bộ lạc, nhà nước. D. Nhà nước, thị tộc, bầy người. Câu 2: Một trong những phát minh quan trọng của Người tối cổ là? A. Chế tác đồ gốm. B. Tạo ra lửa. C. Phát hiện ra kim loại. D. Chế tạo ra cung tên. Câu 3: Ở thời kì nguyên thủy, “ nguyên tắc vàng ” trong quan hệ giữa con người với con người là: A. Làm riêng, ăn chung, hưởng thụ bằng nhau. B. Người giàu có quyền lực lớn. C. Làm chung, ăn riêng. D. Của cải chung, làm chung, hưởng thụ bằng nhau. Câu 4: Nội dung nào dưới đây phản ánh đời sống tinh thần của người nguyên thủy? A. Chôn cất người chết cùng công cụ và đồ trang sức. B. Lấy trồng trọt, chăn nuôi làm nguồn sống chính. C. Sinh sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước. D. Chế tác công cụ lao động từ đá, tre, gỗ, xương thú… Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp Câu 1: Con người đã phát hiện và dùng kim loại để chế tạo công cụ vào khoảng thời gian nào? A. Thiên niên kỉ II TCN. B. Thiên niên kỉ III TCN. C. Thiên niên kỉ IV TCN. D. Thiên niên kỉ V TCN. Câu 2: Kim loại con người phát hiện ra đầu tiên là A. Đồng đỏ. B. Đồng thau. C. Sắt. D. Thiếc. Câu 3: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thủy ? A. Công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện B. Người tinh khôn xuất hiện C. Công cụ lao động bằng đá. D. Nền nông nghiệp trồng lúa. Câu 4: Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại đã dẫn đến chuyển biến nào dưới đây trong đời sống kinh tế của người nguyên thủy? A. Năng suất lao động tăng cao. B. Diện tích sản xuất bị thu hẹp. C. Địa bàn cư trú của bị thu hẹp. D. Xuất hiện sự phân hóa giàu – nghèo. Bài 6: Ai Cập cổ đại Câu 1: Các công xã nông thôn của cư dân Ai Cập cổ đại còn được gọi là gì ? A. Nôm. B. Bản. C. Xóm. D. Chiềng, chạ. Câu 2: Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời vào khoảng thời gian nào ? A. Khoảng năm 3200 TCN. B. Khoảng năm 3100 TCN C. Khoảng năm 3300 TCN D. Khoảng năm 3000 TCN. Câu 3: Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là A. Chữ Phạn. B. Chữ số La Mã. C. Chữ tượng hình. D. Chữ hình nêm Câu 4: Công trình kiến trúc nào ở Ai Cập được coi là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại? A. Vườn treo Ba-bi-lon. B. Kim tự tháp. C. Đại bảo tháp Shan-chi. D. Đền Pác-tê-nông. Câu 5:Trong Toán học, người Ai Cập giỏi nhất về lĩnh vực gì? A. Giải tích. B. Đại số. C. Toán cao cấp. D. Hình học. Bài 10: Hi Lạp cổ đại: Câu 1: Hi Lạp có lợi thế lớn là đường bờ biển dài, có hàng ngàn đảo nhỏ thuận tiện cho sự phát triển của ngành kinh tế nào dưới đây? A. Giao thương, buôn bán. B. Nông nghiệp. C. Công nghiệp. D. Thủ công nghiệp. Câu 2: Người Hi Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ viết gồm bao nhiêu chữ cái? A. 29 chữ cái. B. 25 chữ cái. C. 26 chữ cái. D. 24 chữ cái. Câu 3: Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại là A. Đấu trường Cô-li-dê. B. Vườn treo Ba-bi-lon. C. Đền Pác-tê-nông. D. Vạn Lí trường thành. Câu 4: Logo của tổ chức UNESCO được lấy cảm hứng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào? A. Đền Pác-tê-nông. B. Kim tự tháp Ai Cập C. Vườn treo Ba-bi-lon. D. Tượng nữ thần tự do. PHẦN ĐỊA LÍ Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả Câu 1. Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau? A. 21 giờ. B. 23 giờ. C. 24 giờ. D. 22 giờ. Câu 2. So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc A. 23027’. B. 56027’. C. 66033’. D. 32027’. Câu 3. Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả nào sau đây? A. Hiện tượng mùa trong năm. B. Sự lệch hướng chuyển động. C. Giờ trên Trái Đất. D. Sự luân phiên ngày đêm. Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau là do: A. Ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào. B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục. C. Các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên. D. Trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo. Câu 6. Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian nào sau đây? A. Một ngày đêm. B. Một năm. C. Một tháng. D. Một mùa. Câu 7. Khi Luân Đôn là 10 giờ, thì ở Hà Nội là A. 15 giờ. B. 17 giờ. C. 19 giờ. D. 21 giờ. Bài 7: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả Câu 1. Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau? A. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực. B. Ở 2 cực và vùng ôn đới. C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến. D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo. Câu 2. Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh là ngày nào sau đây? A. Ngày 23/9 thu phân. B. Ngày 22/12 đông chí. C. Ngày 22/6 hạ chí. D. Ngày 12/3 xuân phân. Câu 3. Khu vực nào sau đây có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm? A. Vòng cực. B. Ở hai cực C. Chí tuyến. D. Xích đạo.

1 đáp án
28 lượt xem
2 đáp án
20 lượt xem
1 đáp án
20 lượt xem
2 đáp án
15 lượt xem