• Lớp 6
  • Lịch Sử
  • Mới nhất

Câu 1. Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay? A. Nam Trung Bộ. B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. C. Nam Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 2. Kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở A. vùng cửa sông Tô Lịch. B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội). C. vùng Phú Xuân (Huế). D. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ). Câu 3. Kinh đô của nước Âu Lạc được đặt ở A. vùng cửa sông Tô Lịch. B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội). C. vùng Phú Xuân (Huế). D. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ). Câu 4. Nhà nước cổ đại đầu tiên ở Việt Nam là A. Âu Lạc. B. Chăm-pa. C. Phù Nam. D. Văn Lang. Câu 5. Đứng đầu nhà nước Văn Lang là A. Vua Hùng. B. Lạc hầu. C. Lạc tướng. D. An Dương Vương. Câu 6. Chức danh đứng đầu các chiềng, chạ thời Văn lang là A. bồ chính. B. Lạc hầu. C. Lạc tướng. D. Quan lang. Câu 7. Vào cuối thế kỉ III TCN, nhân dân Tây Âu và Lạc Việt đoàn kết kháng chiến chống quân xâm lược A. Tần. B. Hán. C. Triệu. D. Đường. Câu 8. Người đứng đầu nước Âu Lạc là A. Trưng Vương. B. Triệu Việt Vương. C. Mai Hắc Đế. D. An Dương Vương. Câu 9. Loại vũ khí đặc biệt của quân đội nước Âu Lạc thời An Dương Vương làArchimedes school|Rise above oneself and grasp the world A. giáo đồng. B. rìu vạn năng. C. dao găm đồng. D. nỏ Liên Châu. Câu 10. Năm 179 TCN, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu của nước Âu Lạc thất bại vì một trong những lý do nào sau đây? A. Không được nhà Tần trợ giúp. B. Vua An Dương Vương sớm đầu hàng. C. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác. D. Không có lực lượng quân đội.

2 đáp án
10 lượt xem

Đọc các đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi: a. “Sách Nam phương thảo mộc trạng của Kê Hàm (năm 304) chép: Trái cau tươi (tân lang) ăn thì có vị đắng và chát, nhưng chẻ bỏ cái vỏ ra đem nấu chín thì nó như trái táo khô, đen ăn chung với trầu và vôi thì thấy trơn ngon, hạ khí, tiêu đờm. Người ở Giao Châu và Quảng Châu cho là quý, khi cưới hỏi thì đem trầu cau ra đãi khách trước nhất. Nếu gặp nhau mà không bày trầu cau ra thì người ta sẽ oán hờn. Phong tục ngày nay cũng còn như thế”. b. Tục xăm mình có từ thời dựng nước. Người Việt cổ sống nhiều trong môi trường sông nước nên tin rằng nếu xăm mình sẽ không bị thuỷ quái làm hại. Tục này tồn tại đến thời vua Trần Anh Tông mới bỏ. c. “Dân hay vẽ mình… ưu tắm sông nên họ chèo đò và lội nước rất giỏi; ngày thường không đội mũ, đứng thì vòng hai tay, ngồi thì xếp bằng hai chân,… Tiếp khách thì đã trầu cau.” d. “Cái trống mà thủng hai đầu Bên ta thời có, bên Tàu thời không”. 1. Hãy chỉ ra những phong tục của người Việt được nhắc đến trong các tư liệu trên. Phong tục nào vẫn còn được giữ đến ngày nay? 2. Qua hình ảnh 17.1, 17.2, em có suy nghĩ vì về văn hoá Việt? 3. Những biểu hiện nào cho thấy chính sách đồng hoá của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại?

1 đáp án
4 lượt xem

Câu 5: Kinh tế chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là: A. Trồng lúa nước C. Đánh bắt thủy, hải sản B. Trồng cây ăn quả D. Chăn nuôi gia súc Câu 6: Nhà nước Âu Lạc ra đời, tên gọi Âu Lạc xuất phát từ: A. Sự kết hợp của hai bộ lạc Tây Âu và Lạc Việt B. Tên của dòng sông C. Tên của một huyện D. Tên của một bộ lạc Câu 7: Bộ tộc Tây Âu và Lạc Việt liên kết với nhau chống quân xâm lược nào: A. Hán C. Đường B. Tần D. Ngô Câu 8: Người được cử làm thủ lĩnh lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Tần phải là người như thế nào? A. Giỏi võ C. Có tài lãnh đạo B. Tướng mạo tốt D. Tuấn kiệt Câu 9: Vào năm 208 TCN, nhà nước … được thành lập A. Văn Lang C. Nhà Triệu B. Âu Lạc D. Nhà Tần Câu 10: Kinh đô của nhà nước Âu Lạc được đặt tại: A. Hát Môn (Phúc Thọ) C. Phong Châu (Phú Thọ) B. Cẩm Khê (Hà Nội) D. Cổ Loa (Hà Nội) Câu 11: Điểm độc đáo trong cấu trúc thành của nhà nước Âu Lạc có đặc điểm như thế nào? A. Vững chắc C. Xoáy chôn ốc B. Kiên cố D. Kiên cố và vững chắc Câu 12: Người đứng đầu nhà nước Âu Lạc được gọi là: A. Hùng Vương C. Lạc hầu B. Thục Phán D. Lạc tướng Câu 13: Từ nguồn lương thực chính, người Việt đã chế biến thành những loại bánh để dâng lên tổ tiên vào ngày giỗ, lễ hội là: A. Bánh chưng, bánh giày C. Bánh giày B. Bánh chưng D. Bánh bao Câu 14: Mặt chính giữa của trống đồng của người Việt, là biểu tượng của: A. Dòng sông C. Mặt trời B. Con người D. Mặt trăng Câu 15: Ngày nào hằng năm đã trở thành ngày giỗ của các Vua Hùng? A. Ngày 8/3 âm lịch C. Ngày 10/3 âm lịch B. Ngày 9/3 âm lịch D. Ngày 11/3 âm lịch Câu 16: Nhà Âu Lạc đã thất bại trước sự tấn công của giặc nào? A. Tần C. Đường B. Triệu D. Lương Câu 17: Sự thất bại của nhà Âu Lạc, nước ta rơi vào ách cai trị của các triều đại phong kiến nào? A. Phương Bắc C. Phương Tây B. Phương Nam D. Phương Đông Câu 18: Các triều đại phương Bắc xây dựng chính quyền đô hộ ở đâu: A. Luy Lâu (Bắc Ninh) C. Đại La (Hà Nội) B. Tống Bình (Hà Nội) D. Luy Lâu, Tống Bình và Đại La

2 đáp án
4 lượt xem
2 đáp án
6 lượt xem
2 đáp án
10 lượt xem
2 đáp án
11 lượt xem