1. Nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ấn Độ cổ đại. 2. Nêu hành trình lập quốc của người Ai Cập và Lưỡng Hà. 3. Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ cổ đại được biểu hiện như thế nào? 4. Nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà.
2 câu trả lời
1. Một số thành tựu nổi bật của văn minh Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
- Chữ viết: khắc chữ trên mai rùa, xương thú, thẻ tre…
- Văn học: nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Kinh thi, Sở từ…
- Tư tưởng: xuất hiện nhiều nhà tư tưởng nổi tiếng, tiêu biểu là Khổng Tử và Lão Tử.
- Sử học: nhiều bộ sử nổi tiếng, như: Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán thư của Ban Cố….
- Kĩ thuật: phát minh ra thiết bị đo động, kĩ thuật làm giấy, la bàn…
- Kiến trúc: vạn lí trường thành…
2. Hành trình lập quốc của người Ai Cập và Lưỡng Hà.
a. Ở Ai Cập
- Khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét đã thống nhất các công xã thành Nhà nước Ai Cập.
- Ở Ai Cập cổ đại, vua được gọi là pha-ra-ông.
- Lịch Sử Ai Cập cổ đại đã trải qua các giai đoạn:
+ Tảo kì vương quốc.
+ Cổ vương quốc.
+ Trung vương quốc.
+ Tân vương quốc.
+ Hậu kì vương quốc.
- Đến giữa thế kỉ I TCN, Ấn Độ bị La Mã xâm lược và thống trị.
b. Ở Lưỡng Hà
- Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người Xu-me đến định cư và xây dựng các nhà nước thành bang tại vùng hạ lưu hai dòng sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ. Sau đó, người Ác-cát, Át-xi-ri, Ba-bi-lon đã thành lập vương triều của mình, thay nhau làm chủ vùng đất này.
- Vua được gọi là en-xi (người đứng đầu).
- Vào năm 539 TCN, Lưỡng Hà bị Ba Tư xâm lược.
4. những thành tựu văn hóa chủ yếu
*Ai Cập
- Dùng chữ tượng hình.
- Biết làm các phép tính theo hệ đếm, thập phân.
- Kĩ thuật ướp xác.
- Tạo dựng nhiều công trình kiến trúc – điêu khắc nổi tiếng, như: kim tự tháp….
*Lưỡng Hà.
- Dùng chữ hình nêm.
- Làm các phép tính theo hệ đếm 60, tính được diện tích các hình.
- Biết làm lịch.
- Tạo dựng nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, tiêu biểu là vườn treo Ba-bi-lon….
3.Sự phân hoá trong xã hội Ấn Độ cổ đại được biểu hiện:
- Cư dân trong xã hội được phân chia thành 4 đẳng cấp với những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau:
+ Đẳng cấp Brama (tăng lữ): đây là đẳng cấp cao nhất – những người thuộc đẳng cấp này có nhiệm vụ nghiên cứu - giảng dạy kinh Vê-đa và lo việc cúng tế thần linh.
+ Đẳng cấp Ksatria (quý tộc, chiến binh): đây là đẳng cấp có vị trí cao thứ hai trong xã hội. Những người thuộc đẳng cấp này có nhiệm vụ: học kinh Vê-đa; dâng lễ tế thần linh và cai trị thần dân.
+ Đẳng cấp Vaisia (nông dân, thợ thủ công; thương nhân) – những người thuộc đẳng cấp này có nghĩa vụ nộp thuế, lao dịch; phục vụ cho Bram và Ksatria.
+ Đẳng cấp Suđra là những người thấp kém nhất trong xã hội; họ phải phục tùng không điều kiện cho 3 đẳng cấp trên (Brama, Ksatria và Vaisia).
- Quan hệ giữa các đẳng cấp trong đời sống thường nhật được luật pháp quy định rất chặt chẽ:
+ Những người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau.
+ Những người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính và phục tùng không điều kiện những người thuộc đẳng cấp trên.