Câu 2: Truyền thuyết nào gắn với dấu tích thời dựng nước trên đất Hưng Yên?

1 câu trả lời

Đất Hưng Yên chật, dân số khá đông, 1.075.517 người. Mật độ dân số bình quân 1.210 người/km2 (tính đến năm 1996). Cư dân chủ yếu là nông dân. Hưng Yên chỉ có một dân tộc Kinh duy nhất, vốn có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm vô cùng anh dũng, lao động cần cù và hiếu học. Thời nào Hưng Yên cũng có những nhân vật tài ba lỗi lạc xuất hiện mà sử sách còn ghi...

Tỉnh Hưng Yên ngày nay gồm một phần đất của 3 tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và Sơn Nam xưa kia gộp lại. Nơi đây là vùng đất cổ, được hình thành khá sớm trong lịch sử và là một trong những trung tâm của nền văn minh vùng Châu thổ sông Hồng. Những dấu tích còn lại cùng với những truyền thuyết đậm đà bản sắc dân tộc đã khẳng định được điều đó. Thời cổ, Hưng Yên thuộc quận Giao Chỉ. Thời Bắc thuộc nhà Tần (221 - 207 trước Công nguyên) gọi là Tượng quận, nhà Hán (204 - TCN - 220 SCN) gọi là Giao Chỉ, nhà Đường (618 - 907) gọi là Giao Châu. Đời Ngô gọi là Đằng Châu, nhà Đinh và Tiền Lê cũng gọi như vậy. Đến đời Lê Ngọa triều (1006 - 1009) đổi gọi là phủ Thái Bình. Nhà Lý, đời vua Cao Tông (1176 - 1210) tách riêng ra thành Đằng Châu và Khoái Châu cũng có khi gọi là Đằng Lộ và Khoái Lộ. Nhà Trần từ đời vua Thái Tông (1225 - 1258) đến đời vua Nghệ Tông (1370 - 1372) đặt thành hai lộ là Long Hưng và Khoái Lộ, cũng có lúc không gọi là Lộ mà gọi là Phủ.Thời thuộc Minh đất Hưng Yên thuộc về hai phủ là phủ Trấn Nam và phủ Kiến Xương.Đời Lê, đầu niên hiệu Thuận thiên (1428 - 1433) đổi đặt phủ Khoái Châu và phủ Tiên Hưng thuộc vào Nam đạo. Đầu niên hiệu Quang Thuận (1460 - 1469) thuộc Thừa tuyên thiên trường. Đến giữa niên hiệu Hồng Đức (1470 - 1497) đổi gọi là Thừa tuyên Sơn Nam. Thừa tuyên Sơn Nam gồm 9 phủ, 36 huyện. Nhà Mạc đổi đặt vào Hải Dương.Đầu niên hiệu Quang Hưng (1578 - 1599) lại đổi đặt lại như cũ. Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) chia Sơn Nam thành hai lộ: Thượng và Hạ. Phủ Khoái Châu thuộc về Sơn Nam thượng, phủ Tiên Hưng thuộc về Sơn Nam hạ. Sau lại đổi lộ gọi là Trấn (tức là trấn Sơn Nam thượng và trấn Sơn Nam hạ).Đến năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) trấn Sơn Nam thượng đổi gọi là trấn Sơn Nam, trấn Sơn Nam hạ đổi gọi là trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm 5 huyện của phủ Khoái Châu (trấn Sơn Nam) là Đông Yên, Phù Dung, Kim Động, Thiên Thi, Tiên Lữ và 3 huyện của phủ Tiên Hưng (trấn Nam Định) là Thần Khê, Diên Hà, Hưng Nhân.Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ngày 25-02-1890 toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập đạo Bãi Sậy gồm 4 huyện: Yên Mỹ, Mỹ Hào, Cẩm Lương và Văn Lâm. Cũng trong năm đó, tỉnh Thái Bình được thành lập trên cơ sở tách phủ Tiên Hưng ra khỏi Hưng Yên sát nhập với phủ Kiến Xương và phủ Thái Bình của tỉnh Nam Định.Năm 1891, các huyện Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm nhập vào tỉnh Hưng Yên.Tháng 10-1947 huyện Văn Giang thuộc phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cắt về tỉnh Hưng Yên.Tháng 03-1968 hợp nhất hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên lấy tên là Hải Hưng. Tháng 11-1996 tỉnh Hải Hưng lại tách ra thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Đến nay {năm 1999}  tỉnh Hưng Yên có 7 đơn vị hành chính trực thuộc là thị xã Hưng Yên, các huyện: Mỹ Văn, Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ, Châu Giang và Tiên Lữ gồm 160 xã, phường, thị trấn. Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh là thị xã Hưng Yên.Hưng Yên có diện tích tự nhiên là 894,79 km2, nằm trong vùng đồng bằng Châu thổ sông Hồng. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh và Hà Nội, phía Đông giáp Hải Dương, nam giáp Thái Bình và Hà Nam, Tây giáp Hà Nam, Hà Tây và Hà Nội.Nông nghiệp là nghề truyền thống lâu đời nhất của Hưng Yên. Bên cạnh cây lúa nước là chính, Hưng Yên còn có các loại cây công nghiệp, cây đặc sản như đay, dâu tằm, nhãn lồng Phố Hiến, táo Thiện Phiến…Trên cơ sở nông nghiệp phát triển, các ngành nghề thủ công cũng phát triển, hình thành nên những làng chuyên sâu từng nghề có giá trị kinh tế và văn hóa cao như nghề đúc đồng ở Cầu Nôm, nghề rèn sắt ở làng Muồng (Mỹ Văn), nhuộm thâm ở Xuân Cầu, dệt lụa ở Liên Phương, đan lờ đó Thủ Sỹ, thuyền nan Nội Lễ, mật ong, mía đường ở Kim Động, nghề làm tương ở Bần Yên nhân. Đặc biệt Hưng Yên còn có những vùng (Châu Giang, Mỹ Văn) chuyên trồng cây thuốc nam, thuốc bắc.Đất Hưng Yên chật, dân số khá đông, 1.075.517 người. Mật độ dân số bình quân 1.210 người/km2 (tính đến năm 1996). Cư dân chủ yếu là nông dân. Hưng Yên chỉ có một dân tộc Kinh duy nhất, vốn có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm vô cùng anh dũng, lao động cần cù và hiếu học. Thời nào Hưng Yên cũng có những nhân vật tài ba lỗi lạc xuất hiện mà sử sách còn ghi: Nổi tiếng khỏe như Lê Như Hổ, hiếu nghĩa như Chử Đồng Tử, không ham danh lợi địa vị như Tống Trân, có thầy thuốc giỏi như Hải Thượng Lãn Ông. Biệt tài về quân sự có Phạm Ngũ Lão, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Bình... Giỏi văn chương thơ phú có Đoàn Thị Điểm, Chu Mạnh Trinh... Có gia đình cha con, ông cháu đều văn võ kiêm toàn, trở thành danh nhân văn hóa, danh nhân lịch sử của đất nước. Lại có những làng, xã có truyền thống khoa cử lâu đời, nhiều dòng họ đỗ đạt cao như làng Thổ Hoàng (Ân Thi), làng Xuân Cầu, Lại Ốc (Văn Giang), Liêu Xá (Yên Mỹ). Gần 10 thế kỷ khoa cử Việt Nam, Hưng Yên có 228 người đỗ đại khoa, trong đó có 8 Trạng nguyên (kể cả Đỗ Thế Diên là người đỗ đầu), 4 Bảng nhãn, 6 Thám hoa, 47 Hoàng giáp, đứng hàng thứ 4 trong cả nước.Tiếp tục truyền thống đó, bước sang thế kỷ 20 này, Hưng Yên xuất hiện những nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng như Nguyễn Văn Linh, Lê Văn Lương, Tô Hiệu; các nhà văn Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, nhà khoa học Phạm Huy Thông, Nguyễn Công Tiễu, họa sỹ Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên, nhạc sỹ Mai Văn Chung, nghệ sỹ Nguyễn Đình Nghị, Hoa Tâm... cùng nhiều anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, thầy thuốc, nhà giáo ưu tú... đã đóng góp lớn lao cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, tô thắm thêm trang sử vẻ vang của dân tộc.Hưng Yên còn là nơi có nhiều di sản văn hóa (bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể), nhiều cảnh đẹp nổi tiếng. Đền Đa Hòa (Châu Giang) nơi thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung, đền Phù Ủng (Ân Thi) thờ Tướng quân Phạm Ngũ Lão, đền Đào Đặng thờ bà Đào Nương, đền An Cầu thờ Tống Trân... Và Phố Hiến - một thời là "Đệ nhị kinh kỳ" cùng với các danh thắng như hồ Bán Nguyệt, chùa Chuông, Văn Miếu. Những địa linh nhân kiệt đó đã đánh dấu sự phát triển lâu đời của nền văn minh trên vùng Châu thổ sông Hồng mà ngày nay thế hệ chúng ta đang nghiên cứu để học tập, kế thừa và phát huy.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm