• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em Nhưng làm được những điều phi thường lắm Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào, Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy Với người láng giềng đang lúc lâm nguy Đất nước mình không ngại ngần tiếp tể Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn. Với đồng bào minh ở vùng dịch nguy nan Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi Để họ nghi ngơi nơi đầy đủ chiếu giường. Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương Minh mở cửa đón họ vào bến cảng Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ. Thú tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa "Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại"... (“Đất nước ở trong tim" - Chu Ngọc Thanh, giáo viên Trường THCS Hùng Vương - Gia Lai) Câu 1: Em có đồng tinh với những việc đất nước chúng ta đã làm trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh Covid-19 như đã nêu trong đoạn trích không? Vì sao?

2 đáp án
32 lượt xem

Đề bài: Trong truyện ngắn Vợ Nhặt ( Kim Lân), khi người đàn bà đói khát đòi ăn 4 bát bánh đúc, Tràng chỉ đùa: “ Có muốn theo tớ thì ra khuân đồ lên xe rồi cùng về….Ai ngờ thị về thật….Mới đầu Tràng cũng “chợn”, nghĩ: “ thóc gạo thế này biết có nuôi nổi mình không lại còn đèo bòng” Sáng hôm sau, Tràng thức dậy “Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này” Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng trong hai lần miêu tả trên, từ đó rút ra những biểu hiện của giá trị nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm

2 đáp án
27 lượt xem
1 đáp án
25 lượt xem
2 đáp án
40 lượt xem

Mọi người giúp e với. E đang cần gấp. E cảm ơn nhiều ạ Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: “(1) Mỗi người dân lúc này là một chiến sĩ trên mọi mặt trận: thể lực, sức khỏe, tinh thần và công việc, trách nhiệm xã hội, ý thức xã hội… Chúng ta có những chiến sĩ áo xanh ngời sáng phẩm chất “bộ đội cụ Hồ”, chúng ta cũng có những y bác sĩ - chiến sĩ áo trắng đang căng mình ở tuyến đầu của trận chiến chống virus SARS-CoV-2… Chúng ta có những người dân bình dị mà cao quý với những nghĩa cử đẹp, hành vi đẹp, lời nói đẹp. Chúng ta chia sẻ cho nhau niềm yêu thương, sự cảm thông, nỗi lo lắng và tri thức, hiểu biết về dịch bệnh. Chúng ta ủng hộ, lan tỏa điều tốt và đấu tranh với những hành vi thiếu trung thực trong khai báo, thiếu trách nhiệm trong giao tế, tiếp xúc xã hội. Chúng ta lên án những kẻ tung tin giả, tin đồn, gây hoang mang và những kẻ đang ra sức lợi dụng tình hình dịch bệnh để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ. […] (2) Đoàn kết được nhắc đến nhiều lần, không phải là mỹ từ để hô khẩu hiệu, mà đoàn kết là thực tế hiển hiện sinh động và là yêu cầu gắt gao của thời cuộc. Đoàn kết là sức mạnh. Vậy sức mạnh đoàn kết từ đâu ra ? Người Việt hiểu sức mạnh của mình từ đâu đến, bởi vì chúng ta có truyền thống, có lịch sử, có văn hóa và văn hiến làm điểm tựa, chúng ta có sự bền bỉ, kiên tâm vượt qua nghịch cảnh. Dân tộc Việt Nam đã trải qua chiến tranh, chiến thắng nhân tai, địch họa, thiên tai, dịch bệnh… Bài học của lịch sử để lại và di truyền trong máu chúng ta là tính cố kết cộng đồng được nâng lên thành tinh thần đoàn kết. Mỗi khi gặp khó khăn thì truyền thống yêu nước, nhân nghĩa lại được lan tỏa, bồi đắp. Tất nhiên trong thời đại ngày nay, đoàn kết phải được củng cố vững bền thêm ở những hình thái khác. Đó là ý thức công dân, là trách nhiệm xã hội, là kỷ luật, tự giác, là đồng lòng vì cái chung và cũng vì mối an nguy của riêng mỗi người.” (Đoàn kết là sức mạnh trong cuộc chiến chống COVID-19,http://www.tuyengiao.vn) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn (1). Câu 3. Theo tác giả, “bài học của lịch sử để lại và di truyền trong máu chúng ta” là gì ? Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm “Đoàn kết là sức mạnh” không ? Vì sao ?

1 đáp án
27 lượt xem
1 đáp án
25 lượt xem

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, những người con đất Việt đã không khoanh tay đứng nhìn. Không phân biệt tuổi tác, giàu nghèo, họ đang từng ngày từng giờ san sẻ nỗi lo chung của cả nước. Những chiến sỹ quân đội, công an, y, bác sỹ, lực lượng tình nguyện viên đang từng ngày từng giờ căng mình nơi tiền tuyến chống dịch. Góp sức cùng tuyến đầu chống dịch, Mẹ VN Anh hùng Ngô Thị Quýt, dù đã 95 tuổi vẫn cần mẫn may hàng trăm chiếc khẩu trang để phát cho người nghèo phòng, chống dịch. Xem ti vi nhìn thấy bộ đội, y tá ngày đêm chống dịch vất vả, cụ bà Nguyễn Thị Tửu, 101 tuổi ở thành phố Hà Tĩnh đã trích 26 triệu đồng từ tiền tích góp hàng năm mua 2 tấn gạo tặng bộ đội chống dịch. Cụ bà Đào Thị Huê (87 tuổi, trú thôn Phú Nhiêu 2, xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đã tự nguyện ủng hộ 3 triệu đồng tiết kiệm nhiều năm qua cùng đôi bông tai vàng góp sức cùng địa phương chống dịch. Để gây quỹ ủng hộ các y, bác sỹ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, một học sinh lớp 7 Trường Trung học Cơ sở Nghĩa Tân đã tự làm những chiếc bánh ngọt; hai em học sinh Trần Đức Phương và Bùi Lê Thảo Vy, học sinh lớp 9 ở Bình Phước ủng hộ hơn 200 triệu đồng dành dụm được trong nhiều năm. Một buổi hòa nhạc trực tuyến đã diễn ra trong niềm xúc động của biết bao phụ huynh cũng như các bạn học sinh của “Nhóm đồng hành cùng các kỳ thi học sinh giỏi Tiếng Anh” đã quyên góp được hơn 400 triệu đồng góp vào Quỹ chống dịch. Trường Trung học Phổ thông Trí Đức (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) trích từ quỹ Nhà trường 500 triệu đồng để đóng góp vào công tác phòng, chống dịch đồng thời sẵn sàng dành hệ thống cơ sở vật chất với khu ký túc xá 6 tầng, 75 phòng đáp ứng khoảng 900 người cách ly nếu thành phố Hà Nội có nhu cầu sử dụng… Không chỉ đồng bào trong nước, nhiều người con đất Việt xa Tổ quốc cũng ngày đêm hướng về quê hương, cùng chung tay, đóng góp cho công tác phòng, chống dịch tại Việt Nam. Mỗi người một cách chia sẻ thể hiện tấm lòng chân thành, vì sự an toàn của cộng đồng và quê hương. Là một kiều bào trở về quê hương ngay trong đợt dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới, ông Nguyễn Ngọc Mỹ, kiều bào Australia, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân người Việt ở nước ngoài được đưa vào khu cách ly tại Ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Xúc động trước những nỗ lực chống dịch của các nhân viên y tế, tình nguyện viên, với mong muốn được chia sẻ những khó khăn với đất nước, ông đã quyết định đóng góp 1 tỷ đồng chung tay cùng với tỉnh Hà Tĩnh chống dịch COVID-19. Ông đã đồng ý để Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sử dụng Ký túc xá Trường Cao đẳng Quốc tế VABIS của ông làm khu cách ly; đồng thời ủng hộ 200 triệu đồng hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống dịch. Hiệp hội Doanh nghiệp Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP) đã ký kết với các đối tác cung cấp 2.000 máy thở để tặng Chính phủ Việt Nam nhằm có thêm nguồn lực trong việc phòng, chữa bệnh COVID-19 cũng như bảo đảm an sinh xã hội, an toàn sức khỏe của nhân dân. Hợp đồng mua máy thở đã được ký kết và các nhà tài trợ đã thanh toán toàn bộ giá trị của 2.000 bộ máy thở cho nhà sản xuất. Số máy thở tặng Chính phủ Việt Nam do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là nhà tài trợ chính mang thương hiệu Humming Plus - dòng máy thở đa năng đặc biệt thích hợp để điều trị bệnh COVID -19, do Công ty Cổ phần Metran (Metran Co.,Ltd) sản xuất. Metran là doanh nghiệp hàng đầu tại Nhật Bản chuyên sản xuất các dòng máy thở, máy trợ thở, máy hô hấp nhân tạo; có trụ sở chính tại Nhật Bản và đã xây dựng một cơ sở sản xuất tại Bình Dương. Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Metran, tiến sỹ Kazufuku NITTA (tiến sỹ Trần Ngọc Phúc) cho biết là người Việt Nam, ông mong muốn thể hiện tình cảm với quê hương, đất nước bằng cách ưu tiên hàng đầu cho việc sản xuất nhanh nhất 2.000 máy thở. Nếu được sự chấp thuận và tạo điều kiện về thủ tục, vận chuyển, cấp phép và các thủ tục liên quan đến việc mở rộng sản xuất của Nhà máy Metran tại Bình Dương từ phía Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng của Việt Nam, Công ty Cổ phần Metran (Metran Co.,Ltd) sẽ kịp bàn giao 2.000 bộ máy thở này cho Việt Nam trong vòng hai tháng (dự kiến vào cuối tháng 5/2019). Cập nhật lúc 10:29 03/04/2020
Theo Thu Phương - vietnamplus.vn Câu 1: Xác định nội dung chính của đoạn trích trên ? Câu 2: Tìm phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên ? Câu 3: Theo tác giả bài viết có những ai góp sức cùng tuyến đầu chống dịch ? Câu 4: Anh, chị có đồng ý với ý kiến: “Mỗi người một cách chia sẻ thể hiện tấm lòng chân thành, vì sự an toàn của cộng đồng và quê hương.” ? Vì sao ? Câu 5: Anh, chị đã và sẽ có những suy nghĩ và hành động nào để tham gia chống dịch Covid ? Câu 6: Từ nội dung phần đọc hiểu trên, hãy viết đoạn văn ( khoảng 15 dòng ) nêu suy nghĩ của mình về tấm lòng sẻ chia của con người trong cuộc sống.

2 đáp án
27 lượt xem

I. Đọc hiểu (3 điểm) Một người bạn của tôi từng tham gia sát hạch để được sang lao động tại Nhật Bản kể lại rằng: Các nhà tuyển dụng đến từ xứ sở hoa anh đào khi tuyển lao động phổ thông họ chưa cần nhìn vào hồ sơ mà là sờ vào lòng bàn tay, những bàn tay trắng nõn, non mởn sẽ bị loại ngay vòng gửi xe, ngược lại bàn tay chai sạn, sần sùi được chấp nhận như một bằng chứng cho sự cần cù lao động của thân chủ... Nhiều người băn khoăn thắc mắc vì sao lại có cách sát hạch lao động kỳ quái đến vậy, nhưng với một dân tộc có truyền thống lao động miệt mài và hiệu quả như Nhật Bản thì tất cả đều có lý của họ. Cách tuyển nhân sự của người Nhật phần nào cho thấy được sự thâm thúy và tinh tế khiến chúng ta giật mình đặt câu hỏi vì sao người Nhật lại thấu hiểu con người Việt Nam hơn cả chúng ta? Và thực tế phương pháp độc đáo ấy là cách tốt nhất để phát hiện một thực trạng của đa số lớp trẻ ngày nay đó là lười lao động! Không khó để nhận ra rằng người Việt ngày càng lười hơn so với trước đây, không thiếu những phong trào trong thanh niên nhưng sao mà hời hợt chứ không còn khí thế của “một ngày làm việc bằng ba”, “sóng duyên hải”, “gió đại phong”... của lớp lớp cha anh đi trước. Đầy rẫy khắp các hàng quán sáng cà phê chiều nhậu nhẹt chém gió, khoe mẽ hàng hiệu, sành điệu cách chơi nhưng hầu hết không quan tâm đến giá trị của sức lao động chân chính, một thế hệ “gà công nghiệp” đã và đang hiện hữu. Một bộ phận không nhỏ lớp trẻ sống thụ động, phụ thuộc và ỷ lại vào gia đình. Họ có thể ngồi lai rai hàng giờ trong các quán xá nhưng khi dừng đèn đỏ mấy chục giây ai ai cũng muốn lao lên phía trước như thế ta đây là người bận rộn công việc, thật khó để diễn tả hết sự trái khoáy trong cách nghĩ, cách làm của không ít bạn trẻ thời nay. Những câu chuyện xưa như trái đất rằng: Việt Nam thừa thấy thiếu thợ, đất nước thiếu nhân tài, chảy máu chất xám, năng suất lao động thấp... cũng phần lớn bắt nguồn từ lười lao động mà ra. Đâu phải chỉ có bằng cấp cao, du học nước ngoài mới được gọi là nhân tài! Nhân tài không bước ra từ sách vở mà đi ra từ lao động. (Hoàng Giang, Diễn đàn doanh nghiệp điện tử, ngày 22/6/2017) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên (0.5 điểm) Câu 2. Tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì khi bàn về thực trạng của căn bệnh lười biếng ở đa số các bạn trẻ hiện nay? (0.5điểm) Câu 3. Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tư từ chủ yếu trong câu: Không khó để nhận ra rằng người Việt ngày càng lười hơn so với trước đây, không thiếu những phong trào trong thanh niên nhưng sao mà hời hợt chứ không còn khí thế của “một ngày làm việc bằng ba”, “sóng duyên hải”, “gió đại phong”... của lớp lớp cha anh đi trước. (1.0 điểm) Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến “Nhân tài không bước ra từ sách vở mà đi ra từ lao động” không? Vì sao? (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tác hại “bệnh” lười lao động của một bộ phận trong giới trẻ thời nay. (Mọi người giúp em với ạ. Em cảm ơn nhiều :>)

2 đáp án
104 lượt xem