Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3 “Nếu ai cũng biết tha thứ thì đấy chính là cách “trả đũa” ngọt ngào, êm ái nhất. Nhưng mấy ai đủ rộng lượng để tha thứ cho kẻ đã từng phản bội mình khi tha thứ không phải là một kĩ năng mà ai cũng dễ dàng thực hiện được?Hãy tha thứ khi bạn có thể, nhưng hãy chắc chắn rằng sự rộng lượng bao dung của bạn không bị lợi dụng. Cũng như hãy tin rằng, chỉ khi tha thứ thực sự chứ không phải để tỏ ra cao thượng, bác ái, cũng không vì người được tha thứ mà là vì chính mình, chúng ta mới có thể trút bỏ được tảng đá hằn thù, giận dữ đè nặng tâm hồn để sống thanh thản. Sự hận thù, giận dữ sẽ hủy hoại tâm hồn, chì có tha thứ mới có thể cứu rỗi tâm hồn đó mà thôi!” (Lê Thị Ngọc Vi, Khi người ta trẻ, Báo Thanh Niên) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên. (0,5 điểm) Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 3. Theo người viết, sự tha thứ thật sự có ý nghĩa khi nào? (0,5 điểm)

2 câu trả lời

Câu 1

phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên: báo chí

Câu 2

nội dung chính của đoạn trích: Đoạn trích đã bàn về ý nghĩa của sự tha thứ từ đó tác giả muốn khuyên nhủ người đọc nên tha thứ thay vì hận thù, giận dữ

Câu3 

Theo người viết, sự tha thứ thật sự có ý nghĩa khi " vì chính mình" chứ không phải để tỏ ra cao thượng, bác ái, cũng không vì người được tha thứ; đồng thời là khi "  chắc chắn rằng sự rộng lượng bao dung của bạn không bị lợi dụng"

Câu 1:

phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên: báo chí

Câu 2:

ND chính của đoạn trích: ý nghĩa to lớn của việc tha thứ mà từ đó con người cần rèn cho mình đức tính độ lượng ,ko hận thụ để đời tốt đẹp hơn

Câu 3 :

Theo tác giả thì sự tha thứ có ý nghĩa khi ta làm điều đó vì bản thân ,không phải để tỏ ra bác ái ,cao thượng. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm