I. Đọc hiểu (3 điểm) Một người bạn của tôi từng tham gia sát hạch để được sang lao động tại Nhật Bản kể lại rằng: Các nhà tuyển dụng đến từ xứ sở hoa anh đào khi tuyển lao động phổ thông họ chưa cần nhìn vào hồ sơ mà là sờ vào lòng bàn tay, những bàn tay trắng nõn, non mởn sẽ bị loại ngay vòng gửi xe, ngược lại bàn tay chai sạn, sần sùi được chấp nhận như một bằng chứng cho sự cần cù lao động của thân chủ... Nhiều người băn khoăn thắc mắc vì sao lại có cách sát hạch lao động kỳ quái đến vậy, nhưng với một dân tộc có truyền thống lao động miệt mài và hiệu quả như Nhật Bản thì tất cả đều có lý của họ. Cách tuyển nhân sự của người Nhật phần nào cho thấy được sự thâm thúy và tinh tế khiến chúng ta giật mình đặt câu hỏi vì sao người Nhật lại thấu hiểu con người Việt Nam hơn cả chúng ta? Và thực tế phương pháp độc đáo ấy là cách tốt nhất để phát hiện một thực trạng của đa số lớp trẻ ngày nay đó là lười lao động! Không khó để nhận ra rằng người Việt ngày càng lười hơn so với trước đây, không thiếu những phong trào trong thanh niên nhưng sao mà hời hợt chứ không còn khí thế của “một ngày làm việc bằng ba”, “sóng duyên hải”, “gió đại phong”... của lớp lớp cha anh đi trước. Đầy rẫy khắp các hàng quán sáng cà phê chiều nhậu nhẹt chém gió, khoe mẽ hàng hiệu, sành điệu cách chơi nhưng hầu hết không quan tâm đến giá trị của sức lao động chân chính, một thế hệ “gà công nghiệp” đã và đang hiện hữu. Một bộ phận không nhỏ lớp trẻ sống thụ động, phụ thuộc và ỷ lại vào gia đình. Họ có thể ngồi lai rai hàng giờ trong các quán xá nhưng khi dừng đèn đỏ mấy chục giây ai ai cũng muốn lao lên phía trước như thế ta đây là người bận rộn công việc, thật khó để diễn tả hết sự trái khoáy trong cách nghĩ, cách làm của không ít bạn trẻ thời nay. Những câu chuyện xưa như trái đất rằng: Việt Nam thừa thấy thiếu thợ, đất nước thiếu nhân tài, chảy máu chất xám, năng suất lao động thấp... cũng phần lớn bắt nguồn từ lười lao động mà ra. Đâu phải chỉ có bằng cấp cao, du học nước ngoài mới được gọi là nhân tài! Nhân tài không bước ra từ sách vở mà đi ra từ lao động. (Hoàng Giang, Diễn đàn doanh nghiệp điện tử, ngày 22/6/2017) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên (0.5 điểm) Câu 2. Tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì khi bàn về thực trạng của căn bệnh lười biếng ở đa số các bạn trẻ hiện nay? (0.5điểm) Câu 3. Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tư từ chủ yếu trong câu: Không khó để nhận ra rằng người Việt ngày càng lười hơn so với trước đây, không thiếu những phong trào trong thanh niên nhưng sao mà hời hợt chứ không còn khí thế của “một ngày làm việc bằng ba”, “sóng duyên hải”, “gió đại phong”... của lớp lớp cha anh đi trước. (1.0 điểm) Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến “Nhân tài không bước ra từ sách vở mà đi ra từ lao động” không? Vì sao? (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tác hại “bệnh” lười lao động của một bộ phận trong giới trẻ thời nay. (Mọi người giúp em với ạ. Em cảm ơn nhiều :>)

2 câu trả lời

1, Nghị luận

2, Tác giả thể hiện thái độ phê phán, chê trách để nói về thực trạng của căn bệnh lười lao động, thích hưởng tụ của đa số các bạn trẻ hiện nay.

3, Biện pháp tu từ liệt kê các phong trào lao động trong xã hội: một ngày làm việc bằng ba, sóng duyên hải, gió đại phong,...

Tác dụng: nhấn mạnh vào tinh thần chăm chỉ, tự giác lao động trong quá khứ để có thể làm nổi bật thực trạng trái ngược của sự lười lao động hiện nay.

4,

Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Trên thực tế, lý thuyết giúp con người hiểu rõ được những vấn đề trong cuộc sống một cách tổng quan. Tuy nhiên, qua quá trình làm việc và thực sự bắt tay vào công việc thì con người mới thực sự hiểu rõ tính chất công việc mà mình đang làm. Qua từng bước trong quá trình áp dụng lý thuyết vào thực hành từng ngày và dùng thực hành để soi sáng lý thuyết, con người thực sự sẽ hiểu và làm được việc trên môi trường thực tế khắc nghiệt hơn rất nhiều. Chỉ qua quá trình làm thì con người mới có thể có những trải nghiệm quý báu và được lăn lộn với những thử thách thực sự. Hơn nữa, để đạt được thành công thì sự quyết tâm và ý chí cao trong công việc là cần thiết. Nhờ đức tính kiên trì, con người mới thực sự nỗ lực và đạt được thành công cùng phương pháp: Học đi đôi với hành. Việc trải qua những bài học, đúc rút kinh nghiệm và bài học thì con người mới dạn dày và thành công trong lĩnh vực mình làm. Chính vì vậy, nhân tài được mài giũa từ quá trình lao động chứ không phải từ sách vở

***

Trong cuộc sống ngày nay, chúng ta có thể bắt gặp được một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ trở nên lười lao động và thích hướng thụ hơn xưa. Theo em, sự lười biếng chính là nhân tố phá hoại thành công và con đường phát triển sự nghiệp của mỗi người. Thật vậy, sự lười biếng biểu hiện bằng việc con người không chịu động chân, động tay, động não hay bắt tay vào làm bất cứ việc gì trong cuộc sống của mình mà chỉ làm những việc bị bắt ép, rồi ỷ lại vào người khác. Vậy nên, tác hại đầu tiên mà sự lười biếng đem đến đó là sự ì ạch, chậm trễ trong công việc. Con người lười biếng sẽ trì hoãn công việc đến khi nào có thể, hậu quả là công việc chẳng bao giờ được hoàn thành trong tâm thế chủ động, được hoàn thành tốt và trau chuốt. Như vậy thì kết quả sản phẩm cũng thấp. Thứ hai, sự lười biếng sẽ dẫn đến sự ì ạch, chậm chạp trong trí tuệ. Người thường xuyên lao động và làm việc sẽ có khả năng phản ứng với những tình huống khác nhau trong cuộc sống dễ dàng và nhạy bén hơn. Ngược lại, kẻ lười biếng sẽ luôn đi chậm sau người khác, khó mà làm nên được thành tựu gì. Cuối cùng, sự lười biếng sẽ dẫn đến thất bại. Lỗ Tấn từng nói "Trên con đường của người thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng". Lười biếng thì làm sao có thể làm việc bằng cả tâm huyết của mình để mà cố gắng và đạt được thành công. Đồng thời, lười biếng cũng sẽ suy giảm ý chí và nhiệt huyết, con người sẽ khó có được sức mạnh đi lên. Tóm lại, sự lười biếng chính là kẻ thù của con đường thành công và là đức tính cần được loại bỏ ở mọi bạn trẻ.

@Meo_

I> PHẦN ĐỌC HIỂU:

Câu 1:

- PTBĐ chính: nghị luận

- PCNN: nghệ thuật

Câu 2:

- Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm khi bàn về thực trạng của căn bệnh lười biếng ở đa số các bạn trẻ hiện nay là: không đồng ý, bất mãn và thất vọng

Câu 3:

- BPTT chủ yếu trong câu đó là: điệp ngữ

* Điệp ngữ '' không ''

- Hiệu quả của BPTT này là: nhấn mạnh sự phủ định của tác giả về sự chăm chỉ của người Việt Nam, tất cả đều dần mất đi mà chỉ còn tồn tại sự lười biếng và hời hợt về lao động

Câu 4:

- Em hoàn toàn đống ý với ý kiến '' Nhân tài không bước ra từ sách vở mà đi ra từ lao động ''. Vì có nhiều nười trên thế giới này, không riêng gì nước ta vẫn học, học rất nhiều nhưng lại không biết áp dụng. Người ta có câu '' Học phải đi đôi với hành '' thì mới có thể thành công trong cuộc sống. Vì thế, những người nhân tài chẳng bao giờ chỉ bước ra từ sách vở mà còn phải biết áp dụng vào lao động, đó mới là một nhân tài thực thụ.

II> PHẦN LÀM VĂN:

   Trong xã hội thời hiện đại, một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ thời nay đang tồn tại một trạng thái về bệnh '' lười '' lao động. Đúng là như vậy, họ không lao động mà chỉ biết ăn chơi, ỷ lại vào gia đình và người khác. Sự lười biếng chính là kẻ thù giết chết thành công và nhân cách của một con người. Đúng là như vậy, sự lười biếng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến mỗi chúng ta và nó có thể là yếu tố phá hoại mọi con đường phát triển của chúng ta ở nhiều phương diện. Sự lười biếng được biểu hiện qua cách thức mà con người hoạt động, làm việc và ý thức công việc đó. Họ không bao giờ chăm chỉ lao động, không hoạt động chân tay hay động não vào bất cứ công việc gì liên quan đến đời sống của mình. Họ chỉ đơn thuần làm vì do sự bắt ép từ những người xung quanh, nhất là trẻ nhỏ thường có lối sống ỷ lại vào gia đình mà sinh ra lười biếng. Từ đó, những con người lười biếng đầu tiên sẽ phải nhận những hậu quả là công việc không hoàn thành tốt, chậm trễ hay thậm chí là thất bại. Chao ôi ! Có một ý kiến cho rằng '' Trên con đường thành công, sẽ không bao giờ có bước chân của kẻ lười biếng ''. Hãy ý thức về mọi việc và đừng để lười biếng đánh mất giá trị của bản thân.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm