Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Là viên đá mọn không tên Tôi tự hào sung sướng tuổi thanh niên Chiến đấu lớn dưới ngọn cờ của Đảng. Tôi yêu bản hùng ca không tắt Mà lời ca sang sảng những tên người Bế Văn Đàn hiến trọn tuổi hai mươi Thân trai trẻ vì nhân dân làm giá súng. Phan Đình Giót như một hòn núi lớn Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai La Văn Cầu vì rất quý những bàn tay Đã chặt đứt cánh tay mình xông tới. Lý Tự Trọng đầu không hề chịu cúi Lúc ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du Chị Sáu ơi ! Bông hoa chị cài đầu Còn thắm mãi giữa ngàn cây Côn Đảo (Vương Trùng Dương) Câu 1 (1,0 điểm). Xác định phong cách ngôn ngữ và các phương thức biểu đạt của văn bản. Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 3 (1,0 điểm).Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để viện dẫn ra hàng loạt anh hùng vì nước quên mình ? Câu 4 (0,5 điểm). Anh/ chị hiểu như thế nào về hai dòng thơ “Tôi yêu bản hùng ca không tắt/ Mà lời ca sang sảng những tên người” ?

2 câu trả lời

caau1: phong cách ngôn ngữ nghệ thuâtj

phương thức biểu đạt: biểu cảm

caau2/nội dung chính: Nhấn mạnh vẻ đẹp kiên cường, bất khuất của những cá nhân anh hùng đã làm nên thời đại anh hùng, qua đó bộc lộ niềm tự hào, ngợi ca, biết ơn của tác giả

câu 3/ Biện pháp tu từ chính: liệt kê (tên tuổi và hành động dũng cảm của những anh hùng trẻ tuổi trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc.)
câu4        hai dòng thơ “Tôi yêu bản hùng ca không tắt/

                                   Mà lời ca sang sảng những tên người”

 khẳng định một lần nữa sự tồn tại vĩnh cửu của nền độc lập dân tộc dưới sự hi sinh cũng như sự ngã xuống của bao thế hệ anh hùng

Câu 1: - PCNN: nghệ thuật

- PTBĐ: biểu cảm

Câu 2: - Nội dung chính: nói lên tình cảm về đất nước, về những anh hùng hi sinh cho Tổ quốc

Câu 3: - Biện pháp tu từ: liệt kê

Câu 4: - Hai câu thơ muốn nói lên sự biết ơn của tác giả đổi với những anh hùng Tổ quốc

Câu hỏi trong lớp Xem thêm