• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Hãy giúp mình làm đề này nhé, mình cảm ơn rất nhiều! Đề 2: I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blốc của một người bạn. (2) Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. (3) Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. (4) Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. (5) Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự... thế giới cùng anh em chiến hữu...". (6) Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? (7) Ừ nhỉ! (8) Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta... (Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2: Tại sao tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?”? (0,5 điểm) Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9). (1,0 điểm) Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên. (1,0 điểm) II. Làm văn (7 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Qua đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay.

1 đáp án
94 lượt xem

Hãy giúp mình làm 2 đề này nhé, mình cảm ơn rất nhiều! Đề 1: I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: “Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế… Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng. (...) Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi...” (Trích: Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã - Nguồn: www.vietgiaitri.com, 4/6/2015) Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? (0,25 điểm) Câu 2: Đoạn văn trên đề cập đến nội dung gì? (0,5 điểm) Câu 3: Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”? (0,75 điểm) Câu 4: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó? (1,0 điểm) II. Phần làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (không quá 15 dòng) trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề: Sống như thế nào để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ.

1 đáp án
30 lượt xem

Mọi người hãy làm giúp cho mình đề này nhé, mình cảm ơn rất nhiều! Đề 3: I. Phần đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình. Người khác có thể đóng góp cho xã hội bằng tài kinh doanh hay năng khiếu nghệ thuật, thì bạn có thể đóng góp cho xã hội bằng lòng nhiệt thành và sự lương thiện. Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó. (Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. Câu 2: Đoạn trích đã sử dụng thao tác lập luận nào? Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích là gì? Câu 4: Theo anh/ chị, điều gì làm nên giá trị của bản thân? Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng. II. Phần làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Qua đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về hiện tượng một số bạn trẻ hiện nay không biết trân trọng bản thân mình.

1 đáp án
27 lượt xem

Hãy giúp mình làm 2 đề này nhé, mình cảm ơn rất nhiều! Đề 1: I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: “Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế… Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng. (...) Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi...” (Trích: Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã - Nguồn: www.vietgiaitri.com, 4/6/2015) Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? (0,25 điểm) Câu 2: Đoạn văn trên đề cập đến nội dung gì? (0,5 điểm) Câu 3: Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”? (0,75 điểm) Câu 4: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó? (1,0 điểm) II. Phần làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (không quá 15 dòng) trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề: Sống như thế nào để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ.

1 đáp án
89 lượt xem

Cuộc sống là một bức tranh đa màu bởi nó được ghép nên từ suy nghĩ đa dạng của rất nhiều cá nhân. Chỉ khi nào ta tin tưởng vào suy nghĩ độc lập của bản thân thì khi đó một tư duy riêng biệt mới được hình thành trong ta. Đừng nghĩ rằng người khác không đồng tình với ta nghĩa là ta không đúng. Trên thực tế, đôi khi theo đuổi một cách nhìn riêng biệt sẽ giúp ta có được những cống hiến to lớn và ý nghĩa nhất cho bản thân và người khác. Vì thế, hãy trân trọng suy nghĩ của riêng mình. Ngược lại, cũng không nên ép buộc người khác phải có cách nhìn nhận giống mình. Cố gắng thuyết phục các thành viên trong gia đình tin tưởng những điều mình từng trải qua là một việc làm vô nghĩa, bởi trước tiên, mỗi người đều có những trải nghiệm của riêng mình. Bên cạnh đó, mỗi người lại có tầm hiểu biết riêng và thái độ về sự hiện diện cũng như vai trò của bản thân trong cuộc sống cũng rất khác nhau. Cho rằng bằng cách nào đó, họ sẽ suy nghĩ giống ta là một điều ảo tưởng. Mỗi chúng ta trải qua tuổi thơ của mình theo những cách khác nhau và mỗi người đều có quyền giữ những cảm nhận đó cho riêng mình. Hãy vui vẻ khi là chính mình và hãy để người khác cũng có được cảm giác ấy. Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, vì sao không nên ép buộc người khác phải có cách nhìn nhận giống mình? Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến: Hãy vui vẻ khi là chính mình và hãy để người khác cũng có được cảm giác ấy? Vì sao?

1 đáp án
70 lượt xem

Nhưng trái ngược với giận dữ là cái gì? Không tức giận không có nghĩa là thờ ơ, mặc kệ, không có chính kiến. Không nổi giận không có nghĩa là nhút nhát, yếu đuối. Trái ngược với giận dữ là sự điềm tĩnh. Sự điềm tĩnh nằm ở giữa của dải tần mà một cực là sự lãnh đạm hay bạc nhược, và cực kia là sự hung hăng, căm giận ngùn ngụt. Khác với nhu nhược, điềm tĩnh là nền tảng cho một thái độ cương quyết, đanh thép, sự minh mẫn, sắc bén và sự thuyết phục. Điềm tĩnh cũng khác với hung hăng ở chỗ nó không thô bạo và phá hủy. Trong điềm tĩnh ẩn chứa sức mạnh. Nó là vũ khí sắc bén nhất để bạn không những bảo vệ mình mà còn những người liên quan trước chính họ. Điềm tĩnh cũng không phải là kìm nén giận dữ, một dạng chạy trốn xung đột, bên ngoài “vẫn bình thường”, không tỏ ra phản đối hay bất đồng, trong khi bên trong sôi sục như một nồi áp suất đóng chặt vung. Người cương quyết không lẫn tránh xung đột, mà bày tỏ nhu cầu của mình, bảo vệ niềm tin của mình, trong khi vẫn tôn trọng cảm xúc, nhân phẩm và lưu ý tới nhu cầu của người kia. Anh ta không mong muốn hạ nhục hay đè bẹp người khác, không cưỡng ép hay đe dọa. Người điềm tĩnh mà cương quyết có thiện chí đi tìm giải pháp trong tinh thần hợp tác. Anh vững vàng ở giữa biển giận dữ của người khác. (Trích Thiện, Ác và Smartphone - Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn, 2017, tr.162 -163) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, sự điềm tĩnh khác với nhu nhược và hung hăng ở chỗ nào? Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: Trong điềm tĩnh ẩn chứa sức mạnh? Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Người điềm tĩnh mà cương quyết có thiện chí đi tìm giải pháp trong tinh thần hợp tác. Anh vững vàng ở giữa biển giận dữ của người khác? Vì sao?

2 đáp án
63 lượt xem

Trong ta, mỗi người đều có một ý niệm về hạnh phúc. Ta nghĩ rằng hạnh phúc là phải như thế này hay thế kia. Nếu không được như thế này hay như thế kia thì ta kết luận là ta không có hạnh phúc. Như vậy là ta bị kẹt vao ý niệm về hạnh phúc của mình, và trong nhiều trường hợp, ý niệm về hạnh phúc của ta là chướng ngại căn bản để ta đạt tới hạnh phúc. Ví dụ, ta ham muốn đậu được một bằng cấp nào đó, và nghĩ rằng nếu không có một cái bằng cấp đó thì không bao giờ có hạnh phúc cả. Như vậy tức là ta đã bị kẹt vào một ý niệm về hạnh phúc. Trong khi đang có vô số cơ hội để hạnh phúc, ta lại đánh mất hết, chỉ vì sự đóng khung hạnh phúc của mình vào trong cái ý niệm có bằng cấp kia. Đó là một cái muốn, một thứ ái dục, ái dục về bằng cấp. Trong đời sống tu hành cũng vậy. Là một ông thầy tu, mình có thể nghĩ rằng muốn nói cho thiên hạ nghe thì mình phải có một cái bằng cấp vì có bằng cấp thì thiên hạ mới nể, thuyết pháp người ta mới nghe. Vì vậy, mình phải xông xáo ra đời vài ba năm để học và giật cho được bằng cấp đó. Mình đâu có biết rằng vì ý niệm về bằng cấp mà sự nghiệp tu hành của mình có thể sẽ bị hư hỏng. Tóm lại, tất cả đều do ý niệm của mình mà ra, và ý niệm thường rất dễ bị sai lạc. (Nhà báo Hoàng Anh Sướng phỏng vấn Thiền sư Thích Nhất Hạnh - "Hạnh phúc đích thực", NXB phương Đông, 2016, Tr. 22) Câu 1: Đoạn trích trêb được trình bày theo cách trình bày đoạn văn nào? Câu 2: Theo Thiền sư Nhất Hạnh, vì sai nhiều người chưa hạnh phúc? Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào là "ý niệm"? Câu 4: Anh/chị có nghĩ rằng: "ta có hạnh phúc hay không phụ thuộc vào ý niệm về hạnh phúc" không? Vì sao? Câu 5: Từ đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về ý niệm hạnh phúc của bản thân.

1 đáp án
55 lượt xem

Trong ta, mỗi người đều có một ý niệm về hạnh phúc. Ta nghĩ rằng hạnh phúc là phải như thế này hay thế kia. Nếu không được như thế này hay như thế kia thì ta kết luận là ta không có hạnh phúc. Như vậy là ta bị kẹt vao ý niệm về hạnh phúc của mình, và trong nhiều trường hợp, ý niệm về hạnh phúc của ta là chướng ngại căn bản để ta đạt tới hạnh phúc. Ví dụ, ta ham muốn đậu được một bằng cấp nào đó, và nghĩ rằng nếu không có một cái bằng cấp đó thì không bao giờ có hạnh phúc cả. Như vậy tức là ta đã bị kẹt vào một ý niệm về hạnh phúc. Trong khi đang có vô số cơ hội để hạnh phúc, ta lại đánh mất hết, chỉ vì sự đóng khung hạnh phúc của mình vào trong cái ý niệm có bằng cấp kia. Đó là một cái muốn, một thứ ái dục, ái dục về bằng cấp. Trong đời sống tu hành cũng vậy. Là một ông thầy tu, mình có thể nghĩ rằng muốn nói cho thiên hạ nghe thì mình phải có một cái bằng cấp vì có bằng cấp thì thiên hạ mới nể, thuyết pháp người ta mới nghe. Vì vậy, mình phải xông xáo ra đời vài ba năm để học và giật cho được bằng cấp đó. Mình đâu có biết rằng vì ý niệm về bằng cấp mà sự nghiệp tu hành của mình có thể sẽ bị hư hỏng. Tóm lại, tất cả đều do ý niệm của mình mà ra, và ý niệm thường rất dễ bị sai lạc. (Nhà báo Hoàng Anh Sướng phỏng vấn Thiền sư Thích Nhất Hạnh - "Hạnh phúc đích thực", NXB phương Đông, 2016, Tr. 22) Câu 1: Đoạn trích trêb được trình bày theo cách trình bày đoạn văn nào? Câu 2: Theo Thiền sư Nhất Hạnh, vì sai nhiều người chưa hạnh phúc? Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào là "ý niệm"? Câu 4: Anh/chị có nghĩ rằng: "ta có hạnh phúc hay không phụ thuộc vào ý niệm về hạnh phúc" không? Vì sao? Câu 5: Từ đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về ý niệm hạnh phúc của bản thân.

1 đáp án
23 lượt xem

Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, lúc nào cũng nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa đi nương bẻ bắp, và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc cả đêm cả ngày. Mỗi ngày Mỵ càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các từ láy lùi lũi, trăng trắng trong văn bản.

1 đáp án
206 lượt xem
1 đáp án
101 lượt xem
2 đáp án
26 lượt xem