Trong ta, mỗi người đều có một ý niệm về hạnh phúc. Ta nghĩ rằng hạnh phúc là phải như thế này hay thế kia. Nếu không được như thế này hay như thế kia thì ta kết luận là ta không có hạnh phúc. Như vậy là ta bị kẹt vao ý niệm về hạnh phúc của mình, và trong nhiều trường hợp, ý niệm về hạnh phúc của ta là chướng ngại căn bản để ta đạt tới hạnh phúc. Ví dụ, ta ham muốn đậu được một bằng cấp nào đó, và nghĩ rằng nếu không có một cái bằng cấp đó thì không bao giờ có hạnh phúc cả. Như vậy tức là ta đã bị kẹt vào một ý niệm về hạnh phúc. Trong khi đang có vô số cơ hội để hạnh phúc, ta lại đánh mất hết, chỉ vì sự đóng khung hạnh phúc của mình vào trong cái ý niệm có bằng cấp kia. Đó là một cái muốn, một thứ ái dục, ái dục về bằng cấp. Trong đời sống tu hành cũng vậy. Là một ông thầy tu, mình có thể nghĩ rằng muốn nói cho thiên hạ nghe thì mình phải có một cái bằng cấp vì có bằng cấp thì thiên hạ mới nể, thuyết pháp người ta mới nghe. Vì vậy, mình phải xông xáo ra đời vài ba năm để học và giật cho được bằng cấp đó. Mình đâu có biết rằng vì ý niệm về bằng cấp mà sự nghiệp tu hành của mình có thể sẽ bị hư hỏng. Tóm lại, tất cả đều do ý niệm của mình mà ra, và ý niệm thường rất dễ bị sai lạc. (Nhà báo Hoàng Anh Sướng phỏng vấn Thiền sư Thích Nhất Hạnh - "Hạnh phúc đích thực", NXB phương Đông, 2016, Tr. 22) Câu 1: Đoạn trích trêb được trình bày theo cách trình bày đoạn văn nào? Câu 2: Theo Thiền sư Nhất Hạnh, vì sai nhiều người chưa hạnh phúc? Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào là "ý niệm"? Câu 4: Anh/chị có nghĩ rằng: "ta có hạnh phúc hay không phụ thuộc vào ý niệm về hạnh phúc" không? Vì sao? Câu 5: Từ đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về ý niệm hạnh phúc của bản thân.

1 câu trả lời

1, Đoạn văn được trình bày bằng cách trình bày tổng phân hợp

2, Theo Thiền sư Nhất Hạnh, nhiều người chưa hạnh phúc là do tự ta làm cho mình bị kẹt vào ý niệm hạnh phúc của bản thân và trong nhiều trường hợp, ta bị kẹt vào chính ý niệm hạnh phúc của mình, không bao giờ cảm thấy đủ đầy và hạnh phúc bởi những gì mình đang có.

3, 

Ý niệm là ý nghĩ và quan niệm sống, cách nhìn nhận, từ đó có cách phản ứng của mỗi người đối với mọi khía cạnh cuộc sống

4, Em không nghĩ rằng "ta có hạnh phúc hay không phụ thuộc vào ý niệm về hạnh phúc". Vì ý niệm, khát khao hạnh phúc, mưu càu và mong muốn của con người đối với những thứ của cải vật chất là không giờ đủ. Ta cứ mải mê chạy theo nhưng thứ đó, không tận hưởng chính những điều đơn giản hiện tại, quên mất đi mình là ai, quên mất đi rằng ta vẫn còn có nhiều thứ đáng trân trọng hơn ở hiện tại.

5. 

Ai cũng có một quan điểm hạnh phúc khác nhau. Đối với em, ý niệm về hạnh phúc là có một mái ấm gia đình, được ăn no, mặc ấm, được đi học, được giúp đỡ người khác. Khi có một  mái ấm gia đình, được bố mẹ chăm sóc, chở che, yêu thương và nâng đỡ, em luôn có một chỗ tựa vững chắc bình yên trong chính cuộc sống của mình. Em có nơi để về, được dạy dỗ, được có cơm ăn áo mặc, được sống trong tình yêu thương của gia đình. Đó chính là hạnh phúc lớn lao rồi. Hơn nữa, ý niệm về hạnh phúc của em còn là sự giúp đỡ người mà có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Em muốn đem lòng tốt và sự tử tế của mình đến với cuộc sống xung quanh, giúp đỡ những người nghèo, người vô gia cư, trẻ em mồ côi,.... Chính sự cho đi ấy đem đến cho em sự hạnh  phúc của việc sống có ích, sống có ý nghĩa cho cộng đồng, sống mà vẫn giữ được những giá trị nhân văn đạo đức cao đẹp "Lá lành đùm lá rách". Cuộc sống nhờ vậy mà trở nên tươi đẹp và ấm áp tình người hơn bao giờ hết. Tóm lại, ý niệm về hạnh phúc của em đó là có một mái ấm gia đình, được ăn no, mặc ấm, được đi học và được giúp đỡ người khác. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm