Cuộc sống là một bức tranh đa màu bởi nó được ghép nên từ suy nghĩ đa dạng của rất nhiều cá nhân. Chỉ khi nào ta tin tưởng vào suy nghĩ độc lập của bản thân thì khi đó một tư duy riêng biệt mới được hình thành trong ta. Đừng nghĩ rằng người khác không đồng tình với ta nghĩa là ta không đúng. Trên thực tế, đôi khi theo đuổi một cách nhìn riêng biệt sẽ giúp ta có được những cống hiến to lớn và ý nghĩa nhất cho bản thân và người khác. Vì thế, hãy trân trọng suy nghĩ của riêng mình. Ngược lại, cũng không nên ép buộc người khác phải có cách nhìn nhận giống mình. Cố gắng thuyết phục các thành viên trong gia đình tin tưởng những điều mình từng trải qua là một việc làm vô nghĩa, bởi trước tiên, mỗi người đều có những trải nghiệm của riêng mình. Bên cạnh đó, mỗi người lại có tầm hiểu biết riêng và thái độ về sự hiện diện cũng như vai trò của bản thân trong cuộc sống cũng rất khác nhau. Cho rằng bằng cách nào đó, họ sẽ suy nghĩ giống ta là một điều ảo tưởng. Mỗi chúng ta trải qua tuổi thơ của mình theo những cách khác nhau và mỗi người đều có quyền giữ những cảm nhận đó cho riêng mình. Hãy vui vẻ khi là chính mình và hãy để người khác cũng có được cảm giác ấy. Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, vì sao không nên ép buộc người khác phải có cách nhìn nhận giống mình? Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến: Hãy vui vẻ khi là chính mình và hãy để người khác cũng có được cảm giác ấy? Vì sao?

1 câu trả lời

C1 :Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận
C2:

Theo tác giả, không nên ép buộc người khác phải có cách nhìn nhận giống mình vì:

-         Mỗi người có những trải nghiệm của riêng mình.

-         Mỗi người có tầm hiểu biết riêng và thái độ về sự hiện diện cũng như vai trò của bản thân trong cuộc sống khác nhau.

-         Mỗi người trải qua tuổi thơ theo những cách khác nhau.
C3:Nội dung chính của đoạn trích: Trân trọng suy nghĩ của riêng mình và tôn trọng suy nghĩ của người khác nhau 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm