• Lớp Học
  • GDCD
  • Mới nhất
2 đáp án
19 lượt xem
2 đáp án
17 lượt xem

Câu 1 Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. B. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái. C. Đối với việc sử dụng làn đường, phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Câu 2 Bình đang điều khiển xe đạp trên đường một chiều, đến gần đoạn đường giao nhau với ngã tư có cắm biển báo hiệu “cấm rẽ phải”, Bình thấy tín hiệu đèn xanh bật sáng và một chú cảnh sát giao thông đang đứng hướng về hướng Bình, ra hiệu lệnh hai tay dang ngang. Trong trường hợp này Bình phải đi như thế nào là đúng với quy tắc giao thông? A. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ nhanh hơn. B. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ chậm hơn. C. Giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng xe. D. Giảm tốc độ, giơ tay xin đường, chú ý quan sát và rẽ sang đường bên phải. Câu 3 Hằng ngày, bố vẫn chở Hoàng (học lớp 6) đến trường nhưng sáng nay xe bị hỏng. Bố đã bảo Hoàng sang nhờ cô chú hàng xóm tiện đường đi làm chở Hoàng đi cùng cho kịp giờ (cô chú đi chung xe mô tô). Trong trường hợp này, Hoàng có được đi cùng xe với cô chú không? A. Không được đi chung vì chỉ được chở tối đa một người. B. Không được đi chung vì chỉ được chở thêm 01 trẻ em dưới 7 tuổi. C. Được đi chung nhưng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. D. Được đi chung và không cần mũ bảo hiểm. Câu 4 Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe đạp điện trên đường trơn trượt. A. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và không phanh gấp. B. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và và không phanh gấp. C. Thả lỏng tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt. D. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt Câu 5 Để chuyển hướng an toàn tại nơi giao nhau chúng ta phải thực thực hiện các bước theo thứ tự nào sau đây? (1) Bật tín hiệu báo hướng rẽ, quan sát an toàn phía trước và sau. Từ từ chuyển làn đường. (2) Xác định hướng rẽ trước khi tới đường giao nhau. (3) Quan sát an toàn tại nơi giao nhau trước khi đổi hướng. (4) Thận trọng đổi hướng tại nơi giao nhau, chú ý quan sát. A. 2 – 3 – 1 – 4 B. 3 – 4 – 2 – 1 C. 2 – 1 – 3 – 4 D. 1 – 3 – 4 – 2 Câu 6 Nhân dịp vừa sinh nhật tròn 16 tuổi, Nam mượn xe mô tô của anh trai để chở bạn lên thị trấn chơi, cả hai đều đội mũ bảo hiểm và có cài quai. Theo em, trong trường hợp trên, ai đã vi phạm quy tắc giao thông an toàn? ​A. Nam và bạn của Nam. B. Nam và anh trai của Nam. C. Nam. D. Anh trai của Nam. Câu 7 Cách ứng xử nào dưới đây thể hiện người lái xe có văn hóa khi tham gia giao thông? ​A. Điều khiển xe đi trên phần đường, làn đường có ít phương tiện tham gia giao thông, tránh xa các vụ tai nạn giao thông. B. Tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường và nhường đường cho người đi bộ. C. Thường xuyên sử dụng còi, đèn để yêu cầu các phương tiện tham gia giao thông khác nhường đường. D. Đi chậm trên làn đường, phần đường phía bên phải của mình, nhường đường cho các phương tiện tham gia giao thông khác. Câu 8 Theo em, quy định nào dưới đây là không đúng quy tắc tham gia giao thông? A. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ được đi dưới lòng đường. B. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. C. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường. D. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Câu 9 Biển báo nào dưới đây chỉ dẫn được ưu tiên qua đường hẹp? A. Biển 1. B. Biển 2 và 3. C. Biển 3. D. Biển 1 và 2. Câu 10 Biển báo nào dưới đây báo phía trước có chướng ngại vật, người điều khiển phương tiện cần giảm tốc độ và đi theo chỉ dẫn trên biển báo? ​A. Biển 1. B. Biển 1 và 2. C. Biển 3. D. Biển 2 và 3

2 đáp án
41 lượt xem
2 đáp án
17 lượt xem

Chị Lan làm việc tại Công ty TNHH Hoa Mai với hợp đồng lao động có thời hạn là 36 tháng. Trong thời gian làm việc chị luôn hoàn thành tốt công việc của mình tại công ty. Vấn đề xảy ra khi chị có thai đứa con đầu lòng thì sức khỏe của chị không được tốt lắm. Trong một lần đi khám, chị có giấy chỉ định của Bác sĩ buộc chị phải nghỉ dưỡng thai trong hai tuần. Sau đó chị đã làm đơn kèm theo giấy chỉ định của Bác sĩ về vấn đề sức khỏe của mình. Nhưng chủ của Công ty TNHH Hoa Mai chỉ cho chị nghỉ một tuần. Hỏi: 1. Chủ của Công ty TNHH Hoa Mai ra quyết định như vậy có đúng không? Căn cứ pháp lý? 2. Hết thời hạn được nghỉ nhưng sức khỏe vẫn chưa cho phép chị Lan đi làm trở lại chị đã làm đơn xin tạm hoãn hợp đồng lao động. Chủ của Công ty TNHH Hoa Mai không cho tạm hoãn và đã ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vớichị Lan. Chị Lan không chấp nhận quyết định đơn phương chấm dứt của Công ty TNHH Hoa Mai. a. Chủ của Công ty TNHH Hoa Mai ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị Lan có đúng không? Căn cứ pháp lý? b. Bằng kiến thức được học các em hãy tư vấn cho chị Lan phải làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình?

1 đáp án
14 lượt xem
2 đáp án
16 lượt xem
2 đáp án
21 lượt xem

1. Câu tục ngữ: “Phép vua thua lệ làng” nói đến yếu tố nào? A.Giáo dục. B.Tuyên truyền. A.Chữ tín. B.Kỉ luật. C.Liêm khiết. D.Pháp luật. 2. Gia đình ông A lấn chiếm vĩa hè làm nơi kinh doanh buôn bán, mặc dù chính quyền địa phương đã nhiều lần nhắc nhở và yêu cầu tháo gỡ nhưng ông A vẫn không chịu chấp hành mà còn thách thức mọi người. Trong trường hợp này pháp luật sẽ xử lý như thế nào? C.Thuyết phục. D.Cưỡng chế. 3. Tùng là học sinh chậm tiến của lớp: Thường xuyên đi học muộn, không học bài làm bài, nhiều lúc còn đánh nhau với các bạn ở trong và ngoài trường. Trong trường hợp đó ai có quyền xử lí việc vi phạm của Tùng? A.Cơ quan nhà nước. B.Xã hội. C.Ban giám hiệu nhà trường. D.Gia đình. 4. Theo em, vai trò nào sau đây không phải là của pháp luật? A.Giữ vững an ninh chính trị. B.Phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân. C.Công cụ để quản lí nhà nước. D.Chăm lo đời sống tinh thần của nhân dân. 5. Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội nói đến nội dung nào của pháp luật? A.Bản chất của pháp luật. B.Đặc điểm của pháp luật. C.Khái niệm pháp luật. D.Vai trò của pháp luật. Pháp luật nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân và …… A.nhân dân lao động. B.giai cấp tiến bộ. C.giai cấp cầm quyền. D.giai cấp công nhân.

2 đáp án
14 lượt xem

Chị Minh làm việc được 05 tháng tại Công ty M, chị Minh có vi phạm một số quy định cấm, được thể hiện trong NQLĐ của Công ty M, nên Giám đốc Công ty M ra quyết định sa thải chị Minh. Chị Minh không đồng ý với quyết định đó vì cho rằng Giám đốc Công ty M thực hiện hành vi trái pháp luật và nộp đơn khởi kiện tại Toà án nhân dân huyện X để yêu cầu giải quyết. Toà án từ chối thụ lí đơn kiện và giải thích với chị Minh rằng trước khi nộp đơn kiện tại Toà án, trước tiên chị phải yêu cầu Hoà giải viên lao động giải quyết, và chỉ trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thoả thuận trong biên bản hoà giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định mà Hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì chị mới có quyền yêu cầu toà án giải quyết. Hỏi: 1. Hãy xác định tranh chấp lao động trong tình huống trên ? 2. Trong tình huống trên Tòa án nhân dân huyện X giải thích như vậy có đúng không? Căn cứ pháp lý? 3. Giả sử Tòa án thụ lý và ra phán quyết rằng Giám đốc công ty M ra quyết định sa thải chị Minh là trái pháp luật lao động. Vậy người sử dụng lao động trong tình huống trên có phải nhận chị Minh vào làm việc lại tại công ty M không? Căn cứ pháp lý?

2 đáp án
16 lượt xem

Chị Lan làm việc tại Công ty TNHH Hoa Mai với hợp đồng lao động có thời hạn là 36 tháng. Trong thời gian làm việc chị luôn hoàn thành tốt công việc của mình tại công ty. Vấn đề xảy ra khi chị có thai đứa con đầu lòng thì sức khỏe của chị không được tốt lắm. Trong một lần đi khám, chị có giấy chỉ định của Bác sĩ buộc chị phải nghỉ dưỡng thai trong hai tuần. Sau đó chị đã làm đơn kèm theo giấy chỉ định của Bác sĩ về vấn đề sức khỏe của mình. Nhưng chủ của Công ty TNHH Hoa Mai chỉ cho chị nghỉ một tuần. Hỏi: 1. Chủ của Công ty TNHH Hoa Mai ra quyết định như vậy có đúng không? Căn cứ pháp lý? 2. Hết thời hạn được nghỉ nhưng sức khỏe vẫn chưa cho phép chị Lan đi làm trở lại chị đã làm đơn xin tạm hoãn hợp đồng lao động. Chủ của Công ty TNHH Hoa Mai không cho tạm hoãn và đã ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị Lan. Chị Lan không chấp nhận quyết định đơn phương chấm dứt của Công ty TNHH Hoa Mai. a. Chủ của Công ty TNHH Hoa Mai ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị Lan có đúng không? Căn cứ pháp lý? b. Bằng kiến thức được học các em hãy tư vấn cho chị Lan phải làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình?

2 đáp án
20 lượt xem