• Lớp Học
  • GDCD
  • Mới nhất

Bản Xô-nát Ánh trăng Vào một đêm trăng đẹp, có một người đàn ông đang dạo bước trên hè phố. Ông bỗng nghe thấy tiếng đàn dương cầm ấm áp vọng ra từ căn nhà nhỏ cuối ngõ. Ngạc nhiên, ông đi đến bên cửa sổ và lắng nghe. Chợt tiếng đàn ngừng bặt và giọng một cô gái cất lên: - Con đánh hỏng rồi. Ước gì con được một lần nghe Bét-tô-ven đàn. - Ôi, giá mà cha có đủ tiền để mua vé cho con. Nghe thấy thế, người đàn ông gõ cửa vào nhà và xin phép được chơi đàn. Cô gái đứng dậy nhường đàn. Lúc này người khách mới nhận ra cô bị mù. Niềm xúc động trào lên trong lòng, từ tay ông, những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh vang lên. Hai cha con lặng đi rồi như bừng tỉnh, cùng thốt lên: - Trời ơi, có phải ngài chính là Bét-tô-ven? Phải, người khách chính là Bét-tô-ven nhà soạn nhạc vĩ đại. Ông đã từng biểu diễn khắp châu Âu nhưng chưa bao giờ chơi đàn với một cảm xúc mãnh liệt, thanh cao như lúc này. Rồi dưới ánh trăng huyền ảo, tràn ngập, trước sự ngạc nhiên, xúc động của cô gái mù, Bét-tô-ven đã đánh một bản đàn tuỳ hứng. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất. Ngay đêm đó, bản nhạc tuyệt tác đã được ghi lại. Đó chính là bản Xô-nát Ánh trăng. Nhờ đâu Bét-tô-ven có được cảm hứng để sáng tác bản Xô- nát Ánh trăng? A. Sự yêu thích của ông trước cảnh đẹp đêm trăng mùa thu giữa con phố vắng. B. Sự mong muốn, khát khao được nổi tiếng hơn nữa của ông. C. Sự xúc động và niềm thông cảm sâu sắc của ông trước tình yêu âm nhạc của cô gái mù nghèo khổ. D. Sự thông cảm của ông khi nhìn cô gái đánh sai những nốt nhạc.

2 đáp án
14 lượt xem
2 đáp án
14 lượt xem
2 đáp án
12 lượt xem
2 đáp án
11 lượt xem
2 đáp án
12 lượt xem
2 đáp án
13 lượt xem
2 đáp án
32 lượt xem

Câu 2. Linh đang điều khiển xe đạp điện trên đường về nhà, đến đoạn đường giao nhau với đường sắt không có rào chắn thì xe của Linh bị hỏng, trong trường hợp này, Linh cần phải xử lý như thế nào để bảo đảm an toàn? A. Để xe ở đó và tìm người hỗ trợ sửa xe giúp mình rồi đi tiếp. B. Để xe ở đó và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất. C. Di chuyển xe ra ngoài khu vực đường sắt cách đường ray gần nhất 4 mét rồi và tìm người hỗ trợ sửa xe giúp mình. D. Di chuyển xe ra ngoài khu vực đường sắt cách đường ray gần nhất 5 mét rồi và tìm người hỗ trợ sửa xe giúp mình. Câu 3. Để bảo đảm an toàn, người lái xe nên chọn cách xử lý nào dưới đây khi quan sát phía trước thấy người đi bộ sang đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ? A. Tăng tốc độ để vượt qua trước người đi bộ. B. Tăng tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trên vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ C. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trước vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ. D. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trên vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ. Câu 4. Em đang đạp xe đến trường, thấy xe ngược chiều có tín hiệu báo hướng rẽ trái cắt ngang hướng di chuyển của em, em phải chọn cách xử lí nào để bảo đảm an toàn? ​A. Giảm tốc độ hoặc dừng lại để nhường đường cho phương tiện đó rồi tiếp tục di chuyển. B. Đi nhanh hơn để vượt qua phương tiện có tín hiệu báo rẽ trái. C. Đi sang phía giữa đường để tránh phương tiện có tín hiệu báo hướng rẽ trái. D. Đi vào sát lề đường để tránh phương tiện có tín hiệu rẽ trái. Câu 5. Lựa chọn các từ theo thứ tự ở các phương án dưới đây để điền vào chỗ chấm ............. của đoạn thông tin về quy tắc vượt xe khi tham gia giao thông. Khi vượt, các xe phải vượt về (1)……… (trừ các trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ). Xe đi với tốc độ (2)…….. phải đi về bên phải, khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải (3)………, đi sát về (4)……… bên phải của phần xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt. A. (1) bên trái – (2) cao hơn – (3) duy trì tốc độ – (4) phần đường. B. (1) bên phải – (2) thấp hơn – (3) tăng tốc độ – (4) làn đường. C. (1) bên trái – (2) thấp hơn – (3) giảm tốc độ – (4) phần đường. D. (1) bên phải– (2) cao hơn – (3) chuyển hướng – (4) làn đường.

2 đáp án
45 lượt xem
2 đáp án
14 lượt xem
2 đáp án
16 lượt xem
2 đáp án
14 lượt xem
2 đáp án
13 lượt xem
2 đáp án
19 lượt xem

Câu 1. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. B. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái. C. Đối với việc sử dụng làn đường, phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Câu 2: Bình đang điều khiển xe đạp trên đường một chiều, đến gần đoạn đường giao nhau với ngã tư có cắm biển báo hiệu “cấm rẽ phải”, Bình thấy tín hiệu đèn xanh bật sáng và một chú cảnh sát giao thông đang đứng hướng về hướng Bình, ra hiệu lệnh hai tay dang ngang. Trong trường hợp này Bình phải đi như thế nào là đúng với quy tắc giao thông? A. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ nhanh hơn. B. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ chậm hơn. C. Giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng xe. D. Giảm tốc độ, giơ tay xin đường, chú ý quan sát và rẽ sang đường bên phải.

2 đáp án
14 lượt xem

Chị Lan làm việc tại Công ty TNHH Hoa Mai với hợp đồng lao động có thời hạn là 36 tháng. Trong thời gian làm việc chị luôn hoàn thành tốt công việc của mình tại công ty. Vấn đề xảy ra khi chị có thai đứa con đầu lòng thì sức khỏe của chị không được tốt lắm. Trong một lần đi khám, chị có giấy chỉ định của Bác sĩ buộc chị phải nghỉ dưỡng thai trong hai tuần. Sau đó chị đã làm đơn kèm theo giấy chỉ định của Bác sĩ về vấn đề sức khỏe của mình. Nhưng chủ của Công ty TNHH Hoa Mai chỉ cho chị nghỉ một tuần. Hỏi: 1. Chủ của Công ty TNHH Hoa Mai ra quyết định như vậy có đúng không? Căn cứ pháp lý? 2. Hết thời hạn được nghỉ nhưng sức khỏe vẫn chưa cho phép chị Lan đi làm trở lại chị đã làm đơn xin tạm hoãn hợp đồng lao động. Chủ của Công ty TNHH Hoa Mai không cho tạm hoãn và đã ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị Lan. Chị Lan không chấp nhận quyết định đơn phương chấm dứt của Công ty TNHH Hoa Mai. a. Chủ của Công ty TNHH Hoa Mai ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị Lan có đúng không? Căn cứ pháp lý? b. Bằng kiến thức được học các em hãy tư vấn cho chị Lan phải làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình?

1 đáp án
60 lượt xem