1.Quốc hội khóa 6 đã có những quyết định gì ? 2.Tại sao nói: ngày 30/4/1975 là mức quan trọng trong lịch sử nước ta ? 3.Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất đc nhiều lúa gạo ? 4.Nêu ý nghĩa của lịch sử chiến thắng của ngày 30/4/1975 ? 5.Nêu đặc điểm tự nhiên tiêu biểu ở Châu Á ? 6.Nêu những nội dung chính trong hiệp định Pari. 7.Năm 1976 trên đất nước ta đã sảy ra sự kiện nào ? 8.Kể lại loại nông sản của Lào và Cam Pu Chia ? 9.Dân cư Châu Á tập trung đông đúc ở những vùng nào ?Ngành sản suất chính của họ là j ? 10.Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn vào ngày tháng năm nào, nhằm mục đích j ? 11.Nêu vai trò của nhà áy thủy điện Hòa Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước ? 12.Ý nghĩa lịch sử chiến thắng lịch sử năm 1975 ? 13.Ngày 30/4/1975 quộc khán chiến Sài Gòn kết thúc cuộc khán chiến chống Mỹ cứu nước ?
2 câu trả lời
1:Quốc hội Việt Nam khóa VI (1976-1981) Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất được bầu vào ngày 25 tháng 4 năm 1976 với 492 đại biểu trúng cử. Cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI cũng chính là cuộc Tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam theo các điều khoản trong Hiệp định Paris 1973
2:30 – 4 – 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta không chỉ vì nó là mốc đánh dấu chiến thắng hoàn toàn của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược mà hơn hết, nó là mốc thời gian chấm dứt hơn một thế kỉ bị phương Tây xâm lược. Nước ta được độc lập, tự do hoàn toàn, đất nước được thu về một mối. Từ đây, nước ta đã bước sang một trang sử mới – kỉ nguyên của độc lập, tự do.
3:
Vì có điều kiện thuận lợi :-Đất đai màu mỡ
-Khí hậu phù hợp,nóng ẩm
-Người lao động nhiều và giàu kinh nghiệm
-Nhiều nguồn tiêu thụ
4:
Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.
Vào cuối năm 1974 – đầu năm 1975, nhận thấy tình hình so sánh lực lượng ở Miền Nam có sự thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Bộ Chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh cần tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. Sau chiến thắng của quân ta ở chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế-Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã nhận định: “thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng Miền Nam” và đã đưa ra quyết định: “phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Miền Nam trước mùa mưa”, đồng thời chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên “chiến dịch Hồ Chí Minh”. Trước khi tấn công giải phóng Sài Gòn, quân ta đã tiến công Xuân Lộc và Phan Rang, đây là những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.
Vào lúc 17 giờ ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân của ta đã vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Đại thắng mùa xuân 1975 đã chứng minh trí tuệ và tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, cũng như chứng minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm. Chiến thắng đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, cả nước cùng tiến lên CNXH. Thắng lợi này đã đi vào lịch sử nước ta và của thế giới, như một trang sử chói lọi ở những năm 70 của thế kỷ XX, mang tầm quốc tế, tầm thời đại sâu sắc.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới của đất nước, chúng ta mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của các anh hùng, các thế hệ cha ông ta đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Chúng ta càng tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, vào tinh thần quật cường bất khuất và trí thông minh, sáng tạo của dân tộc ta, của quân đội ta. Mỗi người dân Việt Nam nguyện tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đề ra.
5:
Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.
Vào cuối năm 1974 – đầu năm 1975, nhận thấy tình hình so sánh lực lượng ở Miền Nam có sự thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Bộ Chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh cần tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. Sau chiến thắng của quân ta ở chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế-Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã nhận định: “thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng Miền Nam” và đã đưa ra quyết định: “phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Miền Nam trước mùa mưa”, đồng thời chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên “chiến dịch Hồ Chí Minh”. Trước khi tấn công giải phóng Sài Gòn, quân ta đã tiến công Xuân Lộc và Phan Rang, đây là những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.
Vào lúc 17 giờ ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân của ta đã vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Đại thắng mùa xuân 1975 đã chứng minh trí tuệ và tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, cũng như chứng minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm. Chiến thắng đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, cả nước cùng tiến lên CNXH. Thắng lợi này đã đi vào lịch sử nước ta và của thế giới, như một trang sử chói lọi ở những năm 70 của thế kỷ XX, mang tầm quốc tế, tầm thời đại sâu sắc.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới của đất nước, chúng ta mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của các anh hùng, các thế hệ cha ông ta đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Chúng ta càng tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, vào tinh thần quật cường bất khuất và trí thông minh, sáng tạo của dân tộc ta, của quân đội ta. Mỗi người dân Việt Nam nguyện tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đề ra.
Hiệp định Paris về Việt Nam hoặc hiệp định Paris 1973 (ở miền Nam còn gọi là Hiệp định Ba Lê) là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. Về mặt công khai thì đàm phán có 4 bên và nội dung chính thức của bản Hiệp định cơ bản dựa trên Tuyên bố 10 điểm ngày 08-05-1969 của phái đoàn Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, nhưng việc đàm phán để đạt được nội dung hiệp định lại chủ yếu được quyết định bởi các phiên họp kín giữa 2 đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ.
Trong quá trình đàm phán, Hoa Kỳ gần như phớt lờ ý kiến của đoàn Việt Nam Cộng hòa và tự sắp đặt mọi chuyện trong các cuộc họp kín với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong khi phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam lại luôn có sự phân công, phối hợp nhịp nhàng, ăn ý, liên tục thảo luận với nhau trước khi đưa ra quyết sách. Do vậy, sau khi điều khoản Hiệp định được thống nhất giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa-Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ thì đoàn Việt Nam Cộng hòa lại từ chối ký vì có những điều khoản bất lợi cho họ. Nhưng Việt Nam Cộng hòa chỉ phản đối được vài ngày, bởi sau đó Hoa Kỳ đã đe dọa và buộc đoàn này phải ký Hiệp định[4].
Lê Đức Thọ và Henry Kissinger, hai nhân vật chủ yếu trong cuộc đàm phán, đã được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1973, nhưng Lê Đức Thọ đã từ chối không nhận giải này với lý do hòa bình vẫn chưa lập lại tại Việt Nam. Còn ông Kissinger yêu cầu đại sứ Mỹ tại Na Uy thay mặt mình nhận giải.[5] Ông Lê Đức Thọ cũng cho rằng việc nhận giải sẽ là một sự đánh đồng giữa kẻ xâm lược-kẻ gây chiến (Hoa Kỳ) với người bị xâm lược-bên tự tay giành lại hòa bình cho chính mình (nhân dân Việt Nam) và sẽ chỉ nhận giải khi giải đó chỉ được trao cho mình ông do giải Nobel hòa bình phải được trao cho đại diện của bên kiến tạo hòa bình (nhân dân Việt Nam)
7:
Ngày 25/4/1976, nhân dân 2 miền Bắc - Nam nô nức tham gia ngày hội Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất (khóa VI). Ðó là lần thứ 2 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tổ chức trên phạm vi cả nước, là ngày hội biểu dương vĩ đại của lực lượng và ý chí của toàn thể nhân dân Việt Nam.
Chiến sĩ Hải quân tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất (tháng 4/1976). Ảnh tư liệu
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân năm 1975 đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Chỉ một năm sau sự kiện lịch sử đó, ngày 25/4/1976 nhân dân 2 miền Bắc - Nam nô nức tham gia ngày hội Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất (khóa VI). Ðó là lần thứ 2 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tổ chức trên phạm vi cả nước, là ngày hội biểu dương vĩ đại của lực lượng và ý chí của toàn thể nhân dân Việt Nam. Nhân kỷ niệm 38 năm ngày diễn ra cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất, phóng viên Báo Thái Bình đã phỏng vấn ông Phạm Xuân Thường, Trưởng Ðoàn Ðại biểu Quốc hội tỉnh về sự kiện lịch sử trọng đại này của dân tộc. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.
Phóng viên: Xin ông cho biết những quyết định lịch sử nào của Quốc hội và Chính phủ dẫn đến ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Namon> thống nhất 25/4/1976?
Ông Phạm Xuân Thường: Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non song Việt Nam đã thu về một mối nhưng ở hai miền vẫn tồn tại hai nhà nước với hai chính phủ, đó là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Lúc này vấn đề cấp bách trước mắt Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Lao động Việt Nam đề ra là phải thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước.
Ðể thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, từ 15 - 21 tháng 11 năm 1975 tại Thành phố Sài Gòn, đại biểu nhân dân 2 miền Bắc - Nam đã tổ chức Hội nghị hiệp thương Chính trị để bàn về vấn đề thống nhất nước Việt Nam về mặt Nhà nước. Hội nghị đã nhất trí nhận định rằng, cách mạng nước ta đã chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội và cần tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam để bầu ra Quốc hội chung của cả nước. Hội nghị quyết định cuộc Tổng tuyển cử sẽ được tiến hành vào đầu năm 1976, theo các nguyên tắc dân chủ: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Tháng 1/1976, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hội đồng cố vấn Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam quyết định: cuộc Tổng tuyển cử sẽ tiến hành vào chủ nhật ngày 25/4/1976. Hội đồng bầu cử toàn quốc được thành lập do đồng chí Trường Chinh làm Chủ tịch và đồng chí Phạm Hùng làm Phó chủ tịch.
Phóng viên: Cử tri cả nước nói chung, cử tri Thái Bình nói riêng đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong ngày hội lớn này như thế nào thưa ông? Kết quả mà cuộc Tổng tuyển cử đã đạt được?
Ông Phạm Xuân Thường: Những ngày tháng tư năm 1976, cả đất nước ta từ Cao Lạng đến Minh Hải tưng bừng đón mừng ngày hội lớn của non sông - Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Namon> thống nhất.
Việc giới thiệu những người ra ứng cử đã được thực hiện dân chủ, theo Pháp lệnh bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 20/2/1976 của Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Luật bầu cử đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 13/1/1960.
Danh sách những người ra ứng cử đã được các tổ chức quần chúng ở cơ sở thảo luận để đưa lên Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Namon> và Ủy ban Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Namon> thống nhất hiệp thương và chính thức giới thiệu. Việc niêm yết danh sách cử tri và tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa ứng cử viên đại biểu Quốc hội với cử tri ở các khu vực bầu cử được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm công khai và dân chủ để cử tri trao đổi ý kiến, tự mình lựa chọn bầu những đại biểu xứng đáng vào Quốc hội.
Từ tháng 2 năm 1976, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội được triển khai rộng khắp. Các phương tiện truyền thông như báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình đều xác định việc tuyên truyền Tổng tuyển cử là công tác trọng tâm cần đẩy mạnh trong suốt thời gian chuẩn bị và diễn ra cuộc bầu cử. Các văn kiện của Ðảng và Nhà nước về Tổng tuyển cử được giới thiệu và tổ chức học tập rộng rãi trong nhân dân.
Ở khắp nơi trên đất nước ta, nhất là ở các tỉnh phía Namon> mới được giải phóng cuộc vận động Tổng tuyển cử đã trở thành một cuộc động viên chính trị sâu rộng chưa từng có. Ðồng thời, phong trào thi đua lao động sản xuất đã được đẩy lên sôi nổi trong các nhà máy, trên công trường, đồng ruộng, trong các cơ quan, đơn vị vũ trang... nhằm thực hiện Kế hoạch Nhà nước năm 1976, thiết thực lập thành tích chào mừng ngày hội lớn của dân tộc.
Tối ngày 22 tháng 4, nhân dân Thủ đô Hà Nội tổ chức mít tinh trọng thể chào mừng cuộc Tổng tuyển cử, hoan nghênh các vị ra ứng cử đại biểu Quốc hội ở Hà Nội. Chủ tịch Tôn Ðức Thắng, các đồng chí: Trường Chinh, Phạm Văn Ðồng, Nguyễn Lương Bằng đã tới dự và thân mật tiếp xúc với các đại biểu cử tri của Thủ đô.
Sáng sớm ngày 23, hơn một triệu nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh rầm rộ xuống đường giương cao ảnh Hồ Chủ tịch, cờ, khẩu hiệu diễu qua các đường phố chính biểu dương sức mạnh đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Namon> thống nhất.
Trong không khí đặc biệt hào hứng và sôi nổi, tràn đầy tin tưởng và tự hào, hơn 23 triệu người dân Việt Nam với tư thế của người chiến thắng vẻ vang và người làm chủ đất nước đã nô nức đi thực hiện quyền công dân của mình, cử ra những đại biểu xứng đáng nhất vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Từ sáng sớm, các phòng bỏ phiếu rực rỡ cờ hoa đã tấp nập, đông vui.
Cuộc Tổng tuyển cử được tiến hành nhanh gọn và đạt kết quả tốt. Chỉ đến 2 giờ ở các tỉnh phía Bắc và đến 12 - 13 giờ ở các tỉnh phía Namon> cơ bản đã hoàn thành việc bỏ phiếu. Tỷ lệ cử tri đi bầu cử rất cao: cả nước đạt 98,77%, miền Bắc là 99,36%, miền Namon> là 98,59%, có nhiều xã, huyện, thị, đơn vị vũ trang và khu vực bỏ phiếu đạt 100% cử tri đi bầu...
Hòa chung không khí hân hoan của cả nước, 99,93% cử tri của Thái Bình đã nô nức tham gia bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa VI, là tỉnh có tỷ lệ cử tri đi bầu cử cao nhất cả nước. Cuộc Tổng tuyển cử đã được tiến hành thật sự dân chủ, đúng luật và pháp lệnh bầu cử. Các nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp bỏ phiếu kín trong bầu cử đã được nghiêm chỉnh tôn trọng. Kết quả, cả nước đã bầu được 492 đại biểu ngay ở vòng đầu, không nơi nào phải bầu cử lại hoặc bầu thêm. Tỷ lệ số phiếu hợp lệ rất cao, đạt tới 99,12%.
Các đồng chí lãnh đạo Ðảng và Nhà nước đã được bầu với số phiếu cao nhất. Trong tổng số 492 đại biểu trúng cử có: 80 đại biểu là công nhân, 100 đại biểu là nông dân, 6 đại biểu là cán bộ chính trị, 98 đại biểu là tri thức, nhân sĩ dân chủ, 13 đại biểu các tôn giáo; 129 đại biểu nữ, 127 đại biểu thanh niên, 72 đại biểu dân tộc thiểu số, 29 đại biểu là anh hùng lao động và anh hùng các lực lượng vũ trang. Thái Bình có 15 đại biểu, điều đó thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Ðảng và Nhà nước đối với Thái Bình.
Như vậy, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Namon> thống nhất diễn ra trong ngày 25/4/1976 đã thành công rực rỡ.
8:
- Các loại nông sản của Lào là: Hồ tiêu và lúa gạo
- Các loại nông sản của Cam – pu – chia là: lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt…
9:
- Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở các vùng đồng bằng châu thổ .
- Ngành khai thác dầu phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á, Tây Á
- Sản Xuất ô tô chủ yếu ở Nhật Bản và Hàn Quốc
- Trồng lúa gạo chủ yếu ở Đông Nam Á và Ấn Độ… 9 :Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19 – 5- 1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
- 11:
Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là một trong những công trình thuỷ điện lớn bậc nhất ở châu Á. Nhờ đập ngăn lũ Hoà Bình, đồng bằng Bắc Bộ thoát khỏi những trận lũ lụt khủng khiếp Từ Hoà Bình, dòng điện đã về tới mọi miền Tổ quốc.
- 12:
Không phải ngẫu nhiên mà chiến dịch Hồ Chí Minh hay chiến thắng 30/4/1975 là một trong những bài học quan trọng của môn Lịch sử trong suốt chương trình từ Tiểu học đến Trung học Phổ thông. Học sinh bao thế hệ qua vẫn luôn được dạy về ý nghĩa to lớn của Đại thắng mùa xuân năm 1975 - sự kiện quan trọng có tầm quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc, làm nức lòng bạn bè và nhân dân tiến bộ khắp năm châu bốn biển.
Chiến thắng ngày 30/4/1975 của Việt Nam đã làm chấn động địa cầu bởi đối thủ của Việt Nam lúc đó là cường quốc hùng mạnh nhất thế giới. Thời điểm đó và những năm sau này, nói về chiến thắng 30/4/1975, các báo nước ngoài đã dành nhiều bình luận, trong đó nhấn mạnh: "Việt Nam kiên cường, anh dũng"…
Tờ New York Times còn nhận định rằng chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam là "Ngày Lịch sử của thế giới".
Chiến thắng 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi nhất, một biểu tượng về sự đoàn kết, anh dũng chiến đấu để gìn giữ dân tộc.
Diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
Cùng xem lại diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh mà chúng ta đã được học trong chương trình môn Lịch sử của Bộ GD&ĐT.
Ngày 25/3/1975, Bộ chính trị Trung ương Đảng khẳng định "Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam và hạ quyết tâm tập trung lực lượng giải phóng xong trước mùa mưa. Lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định và đặt tên cho chiến dịch là chiến dịch Hồ Chí Minh. Cả nước ra quân với tinh thần "đi nhanh đến, đánh nhanh thắng", tư tưởng chỉ đạo là thần tốc, táo bạo, bất ngờ và chắc thắng".
Ngày 16/4/1975, quân ta đã phá vỡ tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang.
Ngày 18/4/1975, trước tình hình trên Chính phủ Mĩ đã ra lệnh di tản người Mĩ ra khỏi Sài Gòn.
Ngày 21/4/1975, toàn bộ quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy. Tuyến phòng thủ Phan Rang, Xuân Lộc bị chọc thủng.
Ngày 21/4/1975, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống. Quân ta nhanh chóng áp sát và hình thành thế bao vây.
17h ngày 26/4/1975, 5 cánh quân của ta từ các hướng chiến lược được lệnh là vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào Sài Gòn, mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ngày 28/4/1975, pháo ta đồng loạt nã đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất.
Đêm 28 rạng 29/4/1975, tất cả các cánh quân của ta đồng loạt tấn công vào trung tâm thành phố đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch như: bộ tổng tham mưu Ngụy, dinh Độc lập, biệt khu Thủ đô, tổng nha cảnh sát, sân bay Tân Sơn Nhất.
11h30 phút ngày 30/4/1975, giây phút lịch sử!9h30 phút ngày 30/4/1975, Dương Văn Minh kêu gọi ngừng bắn để điều đình giao chính quyền nhằm cứu quân Ngụy khỏi sự sụp đổ.
10h45 phút ngày 30/4/1975, xe tăng ta tiến thẳng vào dinh Độc Lập, bắt sống ngụy quyền, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
11h30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng đã tung bay trên nóc phủ tổng thống Ngụy báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng.
13:Ý nghĩa lịch sử
- Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ; chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta. Trên cơ sở đó, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Thắng lợi của nhân dân ta, thất bại của đế quốc Mĩ đã tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc. Thắng lợi đó “Mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.
b) Nguyên nhân thắng lợi
- Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thắng lợi nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lối tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
- Nhân dân ta ở hai miền đoàn kết nhất trí, giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà. Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, có khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
- Thắng lợi đó là nhờ có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương; sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
MK LÀM VẤT LÁM ĐÓ CHO MK 5 SAO CẢM ƠN VÀ HAY NHẤT NHA
1. Quốc hội quyết định lấy tên nước là Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, quyết định quốc huy, quốc kì là Cờ đỏ sao vàng, quốc ca là bài Tiến Quân ca, thủ đô là Hà Nội, TP.sài Gòn - Gia Định đổi tên là TP.HCM.
4.Ngày 30/4/1975 giải phóng Sài Gòn, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Nhân dân ta được sống trong đất nước tự do và độc lập.
3.Vì khu vực này có đồng bằng mau mỡ, nằm dọc các con sông lớn, có khí hậu nóng ẩm thích hợp để trồng lúa, ng dân có kinh nghiệm trồng lúa.
6. Để quốc Mĩ thừa nhận thất bại ở Việt Nam. Rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Đánh dấu 1 thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược.
8.Lào:Quế, cánh kiến, lúa gạo. Cam pu chia:Tơ lụa, gốm, sứ, chè
9.Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở các vùng đồng bằng châu thổ vì có đất phù sa màu mỡ. Ngành sản xuất chính là nông nghiệp.
10. Nhằm tạo điều kiện cho miền Bắc, chi viện sức người, vũ khí, lương thực cho chiến trường miền anAM.
12.giải phóng Sài Gòn, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Nhân dân ta được sống trong đất nước tự do và độc lập.
13. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cx kết thúc.
Có vài câu mk ko bt mong bn bỏ qua. Mọi người đừng báo cáo mk nhé!!!Vì đây là câu khó mà đã rất cố gắng viết!!!Nếu xóa thì công sức của mình sẽ chẳng còn nữa!!!!Hichic