I. KHÁI QUÁT VỀ THÂN NHIỆT
- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.
+ Cách đo thân nhiệt: ngậm nhiệt kế ở miệng, kẹp ở nách hoặc cho vào hậu môn…
- Ở người bình thường, thân nhiệt cơ thể luôn ổn định ở mức 36,5 – 37,50C (nhiệt độ đo ở miệng).
- Các yếu tố khiến thân nhiệt bị sai lệch: vận động (lao động làm tăng nhiệt độ), nhịp sinh học (thân nhiệt giảm tối thiểu vào ban đêm và đạt tối đa vào buổi chiều), chu kì kinh nguyệt, thai kỳ, độ tuổi (trẻ em có thân nhiệt cao hơn), bệnh lý...
* Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường khoảng 10C trở lên → cơ thể bị sốt:
+ Sốt làm giảm sự phát triển của vi khuẩn hay siêu vi khuẩn do chúng rất nhạy cảm với sự gia tăng của nhiệt độ.
+ Giúp hệ đề kháng của cơ thể tăng do tăng hoạt động của hệ miễn dịch, tăng thực bào, tăng tổng hợp kháng thể....
+ Cần đắp khăn ấm lên trán, uống thuốc, nghỉ ngơi…
* Khi thân nhiệt giảm xuống thấp → cơ thể bị lạnh: cần giữ ấm, lỗ chân lông co lại (sởn gai ốc) hạn chế sự tỏa nhiệt, cơ thể run làm nhiệt độ cơ thể tăng lên.
- Quá trình chuyển hóa năng lượng trong tế bào → sinh ra nhiệt → nhiệt tỏa ra môi trường qua da, hô hấp, bài tiết → đảm bảo thân nhiệt ổn định (cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt).
- Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh ra nhiệt vì: các hoạt động sống đều cần có năng lượng → năng lượng đều tỏa ra dưới dạng nhiệt.
II. SỰ ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT
1. Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt
- Nhiệt độ của cơ thể sinh ra đã được giải phóng ra môi trường nhờ hiện tượng tỏa nhiệt qua da (90%), hô hấp và bài tiết (10%).
- Màu sắc da và phản ứng của da trên cơ thể người thay đổi khi nhiệt độ môi trường thay đổi:
+ Khi vào mùa hè, da người thường hồng hào vì: mạch máu dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tỏa nhiệt ra môi trường nhiều. Khi cơ thể lao động thì cơ thể nóng và toát mồ hôi nhiều: mồ hôi bay hơi mang đi một lượng nhiệt lớn làm mát cơ thể.
+ Vào ngày nắng nóng, không thoáng gió, độ ẩm không khí cao → mồ hôi chảy nhiều, mồ hôi thoát ra không bay hơi được → chảy nhiều thành dòng, nhiệt không thoát ra bên ngoài được → cơ thể bức bối khó chịu.
+ Khi mùa đông lạnh, da thường tím tái hoặc sởn gai ốc vì: mao mạch máu co, lượng máu lưu thông ít. giảm sự tỏa nhiệt → giữ lại nhiệt cho cơ thể được ấm, cơ thể có hiện tượng run do các cơ co dãn liên tục, gây ra phản xạ rung giúp tạo ra nhiệt, làm nhiệt độ cơ thể tăng lên.
2. Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt
Hệ thần kinh có vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hòa thân nhiệt bằng các phản xạ (do hệ thần kinh điều khiển):
- Sự tăng, giảm quá trình dị hóa ở tế bào để điều tiết thân nhiệt.
- Phản ứng co, dãn mạch máu dưới da
- Tăng, giảm tiết mồ hôi
- Co, duỗi cơ chân lông
III. PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG NÓNG, LẠNH
Cần có phương pháp phòng chống nóng, lạnh để tránh bị bệnh:
- Mùa đông:
+ Cần ăn nhiều và ăn thức ăn nóng, chứa nhiều lipit hơn để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
+ Cần mặc ấm, giữa ấm chân, cổ, ngực.
+ Bố trí nhà cừa kín gió, trang bị thêm chăn, lò sưởi, quần áo ấm …
- Mùa hè:
+ Cần uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều vitamin, hoa quả để bù lượng nước thoát ra ngoài qua mô hôi.
+ Cần đội mũ nón khi đi đường, khi lao động.
+ Mặc quần áo rộng thoáng mát.
+ Bố trí nhà cửa thoáng mát, sử dụng các phương tiện chống nóng.
- Rèn luyện thể dục, thể thao hợp lý là biện pháp phòng chống nóng, lạnh: cơ thể tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng.
- Trồng cây xanh là 1 biện pháp chống nóng tốt vì: cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời đáng kể làm giảm nhiệt độ môi trường, đồng thời quá trình đó cây xanh còn thoát hơi nước làm mát môi trường xung quanh.