I. CẤU TẠO TẾ BÀO
Tế bào có cấu tạo gồm 3 phần: màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
+ Màng sinh chất có lỗ màng đảm bảo mối liên hệ giữa tế bào với máu và dịch mô.
+ Chất tế bào có nhiều bào quan như: lưới nội chất, ribôxôm, ti thể, bộ máy Gôngi, trung thể,…
+ Nhân có chứa NST và nhân con.
II. CHỨC NĂNG CỦA CÁC BỘ PHẬN TRONG TẾ BÀO
Mối quan hệ giữa màng sinh chất, tế bào chất và nhân:
+ Màng sinh chất giúp tế bào trao đổi chất với các với môi trường bên ngoài thu nhận các chất vào tế bào để tổng hợp nên các chất cần thiết như: prôtêin, lipit… nhờ các bào quan có trong tế bào chất.
+ Nhân điều khiển sự hoạt động của các quá trình tổng hợp và trao đổi chất với môi trường của tế bào.
==>> Đảm bảo cho tế bào hoạt động ổn định.
III. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
Tế bào chứa các chất vô cơ và hữu cơ
Chất hữu cơ chủ yếu trong tế bào gồm: prôtêin, lipit, gluxit, axit nuclêic.
Chất vô cơ gồm các chất khoáng như Ca, K, Mg...
IV. HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA TẾ BÀO
Chức năng của tế bào là thực hiện trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể sống.
Tế bào diễn ra sự phân chia, hoạt động này giúp cho cơ thể lớn lên, tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào các hoạt động sinh sản.
Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng hợp các hoạt động sống của tế bào.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA