Giới thiệu chung về hệ thần kinh

I. NƠRON – ĐƠN VỊ CẤU TẠO CỦA HỆ THẦN KINH

tế bào thần kinh

- Cấu tạo:

+ Thân hình sao, chứa nhân.

+ Một sợi trục (phần lớn) có bao miêlin

+ Tận cùng là các xinap: nơi tiếp xúc giữa các noron

- Thân và các sợi nhánh tạo chất xám trong trung ương thần kinh

- Sợi trục thành phần cấu tạo nên chất trắng và các dây thần kinh noron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh.

Nơ-ron là những tế bào dài nhất trong cơ thể, biệt hóa ở mức độ cao nên mất trung thể và khả năng phân chia, nhưng có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục nếu bị tổn thương.

- Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

II. CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THẦN KINH

1. Cấu trúc

cấu trúc hệ thần kinh

Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên:

- Bộ phận trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy: hộp sọ chứa não; tủy sống nằm trong ống xương sống.

- Bộ phận ngoại biên nằm ngoài trung ương thần kinh, có các dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên còn có các hạch thần kinh.

2. Chức năng

chức năng hệ thần kinh

Chức năng của hệ thần kinh: điều khiển, điều hòa và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành 1 thể thống nhất, đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với những thay đổi của môi trường trong cũng như môi trường ngoài.

Dựa vào chức năng hệ thần kinh được phân biệt thành

- Hệ thần kinh cơ xương (vận động): điều khiển các cơ vân, cơ xương, hoạt động ý thức

- Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều hòa cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản: là hoạt động không có ý thức.