I. CẤU TẠO CỦA DA
- Cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì (trung bì) và lớp mỡ dưới da (hạ bì).
1. Lớp biểu bì:
Lớp biểu bì bào gồm: tầng sừng và tầng tế bào sống
- Tầng sừng:
+ Nằm ở ngoài cùng của da.
+ Gồm những tế bào chết đã hóa sừng xếp sít nhau và dễ bong ra.
- Vào mùa hanh khô, ta thường thấy những vảy nhỏ trắng bong ra như phấn trắng đó chính là tế bào lớp ngoài cùng của da đã chết và hóa sừng bong ra.
- Lớp tế bào sống:
+ Nằm dưới lớp sừng.
+ Lớp tế bào có khả năng phân chia tạo ra các tế bào mới thay thế lớp tế bào ở lớp sừng đã bong ra.
+ Có chứa sắc tố qui định màu sắc da. Tạo nên các màu da khác nhau
- Các tế bào ở lớp tế bào sống dễ hấp thụ tia UV của ánh sáng mặt trời → sạm da, đen da (hình thành sắc tố melanin)… thậm chí có thể gây ung thư da → cần phải bảo vệ da, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá lâu.
* Các sản phẩm của da
- Lông và móng là sản phẩm của da. Chúng được sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các tế bào của tầng tế bào sống.
+ Tóc tạo nên lớp đệm không khí để chống tia tử ngoại, điều hòa nhiệt độ
+ Lông mày ngăn mồ hôi và nước
* Lưu ý: ta không nên lạm dụng kem, phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng vì
+ Khi lạm dụng kem, phấn sẽ gây bít các lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào da và phát triển gây bệnh da cho.
+ Không nên nhổ bỏ lông màu vì lông mày có vai trò ngăn không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt nếu nhổ bỏ lông mày thì nước và mồ hôi chảy xuống mắt có thể gây đau mắt và các bệnh về mắt.
2. Lớp bì
- Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt, gồm có: thụ quan, tuyến nhờn, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến mồ hôi, dây thần kinh, mạch máu và rất nhiều các thành phần khác.
Ví dụ: sợi collagen giúp da đàn hồi tạo nên sự săn chắc của da. Mức độ đàn hồi của các sợi collagen phụ thuộc vào từng lứa tuối làm biến đổi hình thái của da.
- Lớp bì có vai trò giúp cho:
+ Da luôn mềm mại và không thấm nước vì: các sợi mô liên kết bện chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn.
+ Trên da có các thụ cảm nằm dưới da, có dây thần kinh nên ta nhận biết được nóng, lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc.
+ Da có phản ứng khi trời quá nóng hoặc quá lạnh: khi trời nóng: mao mạch dưới da dãn → tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi; khi trời lạnh: mao mạch dưới da co → cơ chân lông co lại.
3. Lớp mỡ dưới da
- Đặc điểm: chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt
II. CHỨC NĂNG CỦA DA
Da là lớp màng sinh học, không chỉ là vỏ bọc ngoài cơ thể mà còn có nhiều chức năng khác nhau:
- Điều hòa nhiệt độ cơ thể: giữ cho cơ thể luôn ở mức 370C
- Bài tiết chất độc cơ thể: ure, ammonia, acid uric...
- Tạo vitamin D: giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của xương
- Giữ ẩm cho cơ thể: tránh sự bốc hơi nước làm khô da
- Thu nhận cảm giác: nhờ vào những thụ cảm thể mà da có những cảm giác nóng, lạnh, đau…