Bài 4: Ôn tập chương 1

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Hạt nhân

Bài 4: Ôn tập chương 1 - ảnh 1

- Điều kiện bền của nguyên tử:  p ≤  n ≤ 1,5.p

- Vì nguyên tử trung hòa về điện:  số p = số e

- Khối lượng nguyên tử: mnguyên tử  ≈ mhạt nhân ≈ mp + mn

- Nếu hạt nhân có Z proton thì điện tích hạt nhân bằng +Z

- Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số hiệu nguyên tử = số electron (e) = số proton (p)

Lưu ý: phân biệt số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) và điện tích hạt nhân (+Z)

- Số khối:A = Z + N

II. Vỏ nguyên tử

- Số electron tối đa trong một phân lớp

  Phân lớp s Phân lớp p Phân lớp d Phân lớp f
Số AO 1 3 5 7
Số e tối đa=2.Số AO 2.1=2 2.3=6 2.5=10 2.7=14
Cách ghi s2 p6 d10 f14

+ Phân lớp đã đủ số electron tối đa gọi là phân lớp electron bão hòa

- Số electron tối đa trong một lớp

  Lớp K Lớp L Lớp M Lớp N
Thứ tự n=1 n=2 n=3 n=4
Số phân lớp 1s 2s2p 3s3p3d

4s4p4d4f

Số e tối đa (2n2) 2 8 18 32

+ Lớp electron đã đủ số electron tối đa gọi là lớp electron bão hòa

+ Lớp electron bão hòa khi các phân lớp trong đó lớp đó đã bão hòa

- Một số AO thường gặp và hình dạng:

Bài 4: Ôn tập chương 1 - ảnh 2

- Các nguyên lý, quy tắc áp dụng cho việc viết cấu hình electron

+ Nguyên lý vững bền: Các electron nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao

+ Nguyên lý Pauli: Trên 1 orbital nguyên tử chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron

+ Quy tắc Hund: Trong cùng 1 phân lớp, các electron điền vào các orbital sao cho số electron độc thân là lớn nhất

- Cách viết cấu hình electron nguyên tử

+ Bước 1: Xác định số electron trong nguyên tử

+ Bước 2: Viết thứ tự các lớp và phân lớp electron theo chiều tăng của năng lượng:

1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s …

+ Bước 3: Điền các electron vào các phân lớp theo nguyên lý vững bền cho đến electron cuối cùng

- Dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố dựa theo cấu hình electron          

+ Nguyên tố mà nguyên tử đủ 8 electron lớp ngoài cùng là khí hiếm (trừ He)

+ Nguyên tố mà nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng thường là nguyên tố kim loại

+ Nguyên tố mà nguyên tử có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng thường là nguyến tố phi kim

III. Nguyên tố hóa học

- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

- Kí hiệu: \({}_Z^AX\)

Trong đó: X: kí hiệu của nguyên tố

                 Z: số hiệu nguyên tử (bằng số proton, bằng số electron)

                 A: số khối (A=Z+N)

- Đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt proton, electron (cùng Z) nhưng khác nhau về số khối (khác A hoặc khác số nơtron)

- Nguyên tử khối trung bình

X có 2 đồng vị \({}_Z^{{A_1}}X\) chiếm x1 % tổng số nguyên tử và \({}_Z^{{A_2}}X\) chiếm x2 % tổng số nguyên tử

\( \Rightarrow \mathop M\limits^\_  = \dfrac{{{x_1}.{A_1} + {x_2}.{A_2}}}{{100}}\)

Trong đó: A1 và A2 là số khối của 2 đồng vị

                 x1 và x2 là phần trăm số nguyên tử của 2 đồng vị