I. Thành phần của các oxide cao nhất và hydroxide
- Oxide cao nhất của một nguyên tố: là oxide mà nguyên tố trong đó có hóa trị cao nhất. Các nguyên tố thuộc nhóm A có hóa trị cao nhất đúng bằng số thứ tự của nhóm
IA | IIA | IIIA | IVA | VA | VIA | VIIA | |
Oxide cao nhất | R2O | RO | R2O3 | RO2 | R2O5 | RO3 | R2O7 |
- Hydroxide của nguyên tố kim loại M hóa trị n có dạng M(OH)n. Đối với nguyên tố phi kim, hydroxide của nó ở dạng acid
Ví dụ: Công thức hydroxide của các nguyên tố nhóm A chu kì 3
Công thức | NaOH | Mg(OH)2 | Al(OH)3 | H2SiO3 | H3PO4 | H2SO4 | HClO4 |
Hóa trị nguyên tố | I | II | III | IV | V | VI | VII |
II. Tính acid – base của oxide và hydroxide trong cùng một chu kì
- Xu hướng biến đổi tính acid – base của oxide cao nhất:
Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính acid của oxide cao nhất tăng dần, tính base của oxide cao nhất giảm dần
- Xu hướng biến đổi tính acid – base của hydroxide:
Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính acid của các hydroxide tăng dần, tính base của các hydroxide giảm dần
Ví dụ: Tính acid – base của oxide và hydroxide của các nguyên tố chu kì 2
IA | IIA | IIIA | IVA | VA | VIA | VIIA |
Li2O (basic oxide) | BeO (Oxide lưỡng tính) | B2O3 (Acidic oxide) | CO2 (Acidic oxide) | N2O5 (Acidic oxide) | ||
LiOH (base mạnh) | Be(OH)2 (Hydroxide lưỡng tính) | H3BO3 (Acid yếu) | H2CO3 (Acid yếu) | HNO3 (Acid mạnh) |