Bài 14: Ôn tập chương 3

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Liên kết cộng hóa trị

- Khái niệm: Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung (là electron được coi như thuộc về đồng thời hai nguyên tử tham gia liên kết)

- Liên kết trong các phân tử Cl2, O2, N2cặp electron dùng chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào được gọi là liên kết cộng hóa trị không phân cực

- Liên kết trong phân tử HCl có cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn được gọi là liên kết cộng hóa trị phân cực

- Liên kết cho – nhận: Là một trường hợp đặc biệt của liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron chung chỉ do một nguyên tử đóng góp

II. Liên kết ion

1. Liên kết ion

- Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu

- Liên kết ion thường được hình thành khi kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình

2. Tinh thể ion

- Cấu trúc của tinh thể ion: Các ion được sắp xếp theo một trật tự nhất định trong không gian theo kiểu mạng lưới, trong đó các nút của mạng lưới là những ion dương và ion âm được sắp xếp luân phiên, liên kết chặt chẽ với nhau do sự cân bằng giữa lực hút và lực đẩy.

- Đặc điểm của hợp chất ion:

+ Trong điều kiện thường tồn tại ở trạng thái rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi và không dẫn điện ở trạng thái rắn

+ Thường dễ tan trong nước, tạo dung dịch có khả năng dẫn điện

- Độ âm điện và liên kết hóa học

Hiệu độ âm điện (\(\Delta \chi \)) Loại liên kết

\(0{\rm{ }} \le \Delta \chi  \le 0,4\)

Cộng hóa trị không phân cực
\(0,4 \le \Delta \chi  \le 1,7\) Cộng hóa trị phân cực
\(\Delta \chi  \ge 1,7\) Ion

III. Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals

1. Liên kết hydrogen

- Là một loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết

- Kí hiệu: dấu (…)

Bài 14: Ôn tập chương 3 - ảnh 1

Trong đó: X, Y là các nguyên tử N, O, F

2. Tương tác van der Waals

- Là một loại liên kết rất yếu, hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các cực trái dấu của phân tử

Bài 14: Ôn tập chương 3 - ảnh 2

3. Ảnh hưởng của liên kết hydrogen và tương tác van der Waals

Làm tăng nhiệt độ nóng chảynhiệt độ sôi các chất