I. Phản ứng oxi hóa – khử
- Chất khử và chất oxi hóa
+ Chất khử: là chất nhường electron
+ Chất oxi hóa: là chất nhận electron
Ví dụ:\(\mathop {Zn}\limits^0 + \mathop {{H_2}}\limits^{ + 1} S{O_4} \to \mathop {Zn}\limits^{ + 2} S{O_4} + \mathop {{H_2}}\limits^0 \uparrow \)
Chất khử là Zn, chất oxi hóa là ion H+
- Qúa trình khử và quá trình oxi hóa
+ Qúa trình khử (sự khử): là quá trình nhận electron
Ví dụ: \(\mathop {2H}\limits^{ + 1} + 2e \to \mathop {{H_2}}\limits^0 \)
+ Qúa trình oxi hóa (sự oxi hóa): là quá trình nhường electron
Ví dụ: \(\mathop {Zn}\limits^0 \to \mathop {Zn}\limits^{ + 2} + 2e\)
- Phản ứng oxi hóa – khử
+ Khái niệm: là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng
+ Dấu hiệu nhận biết: có sự thay đổi số oxi hóa của 1 hay nhiều nguyên tố
II. Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử
- Phương pháp thăng bằng electron được dùng để lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử theo nguyên tắc: Tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận
Ví dụ: Lập phương trình hóa học của phản ứng sau: \(N{H_3} + {\rm{ }}{O_2} \to NO{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}O\)
Bước 1. Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa, từ đó xác định chất oxi hóa, chất khử
\(\mathop N\limits^{ - 3} {H_3} + \mathop {{O_2}}\limits^0 \to \mathop N\limits^{ + 2} \mathop O\limits^{ - 2} + {H_2}\mathop O\limits^{ - 2} \)
NH3: chất khử; O2: chất oxi hóa
Bước 2. Biểu diễn quá trình oxi hóa, quá trình khử
\(\mathop N\limits^{ - 3} \to \mathop N\limits^{ + 2} + 5e\)
\(\mathop {{O_2}}\limits^0 + 4e \to 2\mathop O\limits^{ - 2} \)
Bước 3. Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hóa dựa trên nguyên tắc của phương pháp thăng bằng electron
\(\begin{array}{*{20}{c}}{4x}\\{5x}\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{c}}{\mathop N\limits^{ - 3} \to \mathop N\limits^{ + 2} + 5e}\\{\mathop {{O_2}}\limits^0 + 4e \to 2\mathop O\limits^{ - 2} }\end{array}} \right.\)
Bước 4. Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số của các chất khác có mặt trong phương trình hóa học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế
\(4N{H_3} + {\rm{ }}5{O_2} \to 4NO{\rm{ }} + {\rm{ }}6{H_2}O\)