Một vệ tinh khối lượng \(100kg\), được phóng lên quỹ đạo quanh Trái Đất ở độ cao mà tại đó nó có trọng lượng \(920N\). Chu kì của vệ tinh là \(5,{3.10^3}s\). Tính khoảng cách từ bề mặt Trái Đất đến vệ tinh. Biết bán kính Trái Đất là \(6400km\).
Trả lời bởi giáo viên
Gọi \(h\) là khoảng cách từ bề mặt Trái Đất đến vệ tinh.
Lực hấp dẫn đóng vai trò là lực hướng tâm:
\( \Rightarrow {F_{ht}} = P = 920N \Leftrightarrow m{\omega ^2}r = 920N\)
Gọi h là khoảng cách từ bề mặt Trái Đất đến vệ tinh \( \Rightarrow r = R + h\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow m\dfrac{{4{\pi ^2}}}{{{T^2}}}.\left( {R + h} \right) = 920N\\ \Rightarrow R + h = \dfrac{{920.{T^2}}}{{4{\pi ^2}.m}} \Rightarrow h = \dfrac{{920.{T^2}}}{{4{\pi ^2}.m}} - R\end{array}\)
Với: \(\left\{ \begin{array}{l}T = 5,{3.10^3}s\\m = 100kg\\R = 6400km = 6400000m\end{array} \right.\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow h = \dfrac{{920.{{\left( {5,{{3.10}^3}} \right)}^2}}}{{4{\pi ^2}.100}} - 6\,400\,000\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = 152699,9m \approx 153km\end{array}\)
Hướng dẫn giải:
+ Hợp lực của các lực tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm.
+ Công thức tính độ lớn lực hướng tâm: \({F_{ht}} = \dfrac{{m{v^2}}}{r} = m.{\omega ^2}r\)
+ Lực hấp dẫn: \({F_{hd}} = \dfrac{{G.{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}};G = 6,{67.10^{ - 11}}\dfrac{{N.{m^2}}}{{k{g^2}}}\)
+ Trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó. Độ lớn của trọng lực: \(P = \dfrac{{G.mM}}{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}} = m.g\)