Một tấm thủy tinh mỏng, trong suốt, chiết suất \({n_1} = 1,6\) có tiết diện là hình chữ nhật ABCD (AB rất lớn so với AD) mặt đáy AB tiếp xúc với một chất lỏng có chiết suất \({n_2} = \sqrt 2 \). Chiếu tia sáng SI nằm trong mặt phẳng ABCD tới mặt AD sao cho tia tới nằm phía trên pháp tuyến ở điểm tới và tia khúc xạ trong thủy tinh gặp đáy AB ở điểm K. Giá trị lớn nhất của góc tới i để có phản xạ toàn phần tại K.
Trả lời bởi giáo viên
Góc giới hạn phản xạ toàn phần: \(\sin {i_{gh}} = \dfrac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \dfrac{{\sqrt 2 }}{{1,6}} \to {i_{gh}} = 62,{11^0}\)
- Để tại K xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì: \({i_1} \ge {i_{gh}} = 62,{11^0}\)
\( \to {i_{{1_{\min }}}} = 62,{11^0}\)
Từ hình vẽ: \({r_{{\rm{max}}}} = {90^0} - {i_{{1_{\min }}}} = {90^0} - 62,{11^0} = 27,{89^0}\)
+ Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng tại I, ta có: \(1.\sin i = {n_1}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}{{\rm{r}}_{{\rm{max}}}} \to \sin {i_{{\rm{max}}}} = 1,6\sin (27,89) \approx 0,75 \to {i_{{\rm{max}}}} = 48,{6^0}\)
Hướng dẫn giải:
+ Vận dụng biểu thức tính góc giới hạn: \(\sin {i_{gh}} = \dfrac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
+ Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác