Một bể cá dạng hình hộp chữ nhật bằng kính (không nắp) có chiều dài \(1m\), chiều rộng \(70cm\), chiều cao \(60cm\). Mực nước trong bể cao \(30cm\). Người ta cho vào bể một hòn đá thì thể tích tăng \(14000c{m^3}\). Hỏi mực nước trong bể lúc này cao bao nhiêu?
Trả lời bởi giáo viên
Đổi \(1m = 100cm\).
Thể tích phần bể chứa nước ban đầu là:
\(V = 100.70.30 = 210000\;c{m^3}\)
Sau khi cho vào một hòn đá thể tích tăng \(14000{\rm{ }}c{m^3}\)
Vậy thể tích phần bể chứa nước lúc sau là:
\({V_1} = V + 14000\)\( = 210000 + 14000 = 224000\;c{m^3}\)
Vì chiều dài và chiều rộng bể nước không thay đổi nên sự thay đổi là do chiều cao mực nước thay đổi.
Gọi chiều cao mực nước lúc sau là \(h\) cm. Ta có:
\(V = 100.70.h = 224000\)\( \Rightarrow h = \dfrac{{224000}}{{100.70}} = 32\;cm\).
Hướng dẫn giải:
- Áp dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải bài toán.