X là dung dịch Al2(SO4)3, Y là dung dịch Ba(OH)2. Trộn 200 ml dd X với 300 ml dung dịch Y thu được 8,55 gam kết tủa. Trộn 200 ml dd X với 500 ml dd Y thu được 12,045 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dd X là
Trả lời bởi giáo viên
Khi trộn 200ml X với 500ml Y thu được lượng kết tủa lớn hơn trộn 200ml X với 300ml Y => khi trộn với 300ml Y, Al2(SO4)3 vẫn còn dư, Ba(OH)2 phản ứng hết, kết tủa Al(OH)3 không bị hòa tan
Gọi x, y là nồng độ của 2 dung dịch X và Y
Trộn 200 ml X với 300 ml Y: nBa(OH)2 = 0,3y
3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3
0,3y 0,1y 0,3y 0,2y
mkết tủa = mBaSO4 + mAl(OH)3 = 233.0,3y + 78.0,2y = 8,55g
=> y = 0,1M
Trộn 200 ml X với 500 ml Y: nAl2(SO4)3 = 0,2x
Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3
0,2x 0,6x 0,6x 0,4x
Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O
z 2z
mkết tủa = mBaSO4 + mAl(OH)3 = 233.0,6x + 78.(0,4x - 2z) = 12,045 gam
=> 171x - 156z = 12,045
Số mol Ba(OH)2 tham gia pư:
nBa(OH)2 = 0,6x + z = 0,5.y = 0,5.0,1 = 0,05 mol
=> x = 0,075M và z = 0,005 mol
Vậy nồng độ của dung dịch X và Y lần lượt là 0,075M và 0,1M
Hướng dẫn giải:
Bài toán muối nhôm tác dụng với dd kiềm
+ Nếu b/a ≤ 3 thì kết tủa chưa bị hoà tan và nAl(OH)3= b/3
+ Nếu 3 < b/a < 4 thì kết tủa bị hoà tan 1 phần và nAl(OH)3= 4a-b
+ Nếu b/a ≥ 4 thì kết tủa bị hoà tan hoàn toàn