Kim loại kiềm thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Kim loại thuộc nhóm IA được gọi là kim loại kiềm vì hiđroxit của chúng có tính chất kiềm mạnh. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim rất mạnh. Ánh kim mất nhanh chóng khi kim loại tiếp xúc với không khí do bị oxi hóa.
Một số hợp chất của kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng như natri hiđrocacbonat dùng trong y học, công nghệ dược phẩm, chế tạo nước giải khát,... Natri cacbonat dùng trong công nghiệp thủy tinh, xà phòng, giấy,... Hợp chất của Na, K rất cần thiết đối với con người, động vật và thực vật. Kali là một trong 3 nguyên tố cần thường xuyên cung cấp cho đất để tăng năng suất vụ mùa. Natri cần thiết cho con người và động vật giống như kali cần thiết cho cây trồng.
Điện phân nóng chảy hoàn toàn 4,25 g muối clorua của một kim loại kiềm thu được 1,568 lít khí tại anot (đo ở 109,2°C và 1 atm). (Biết Li = 7; Na = 23; K = 39; Rb = 85). Kim loại kiềm đó là
Trả lời bởi giáo viên
Gọi công thức của muối clorua là MCl
Bước 1: Tính số mol Cl2
Ta có: \({n_{C{l_2}}} = \dfrac{{1.1,568}}{{0,082.(109,2 + 273)}} = 0,05\) (mol).
Bước 2: Tính MCl theo PTHH
PTHH: 2MCl \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2M + Cl2
Theo PTHH ⟹ \({n_{MCl}} = 2{n_{C{l_2}}} = 0,1\) (mol).
Bước 3: Xác định M
⟹ \({M_{MCl}} = \dfrac{{4,25}}{{0,1}} = 42,5\)
⟹ \({M_M} = 42,5 - 35,5 = 7\) (Li).
Vậy M là Li.
Hướng dẫn giải:
Gọi công thức của muối clorua là MCl.
Bước 1: Tính số mol Cl2
Sử dụng công thức \(n = \dfrac{{pV}}{{RT}}\)
Trong đó:
+ p là áp suất (đơn vị: atm)
+ V là thể tích (đơn vị: lít)
+ n là số mol (đơn vị: mol)
+ R là hằng số, R = 0,082
+ T là nhiệt độ (đơn vị: K; cách đổi từ oC sang K là T (K) = t (oC) + 273)
Bước 2: Tính MCl theo PTHH
PTHH: 2 MCl \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2M + Cl2
Bước 3: Xác định M
Từ số mol tính MMCl => M