Khi đặt hiệu điện thế không đổi \(20V\) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\dfrac{1}{{4\pi }}H\) thì dòng điện trong đoạn mạch là dòng điện một chiều có cường độ \(0,5A\). Nếu đặt vào hai đầu đoạn mạch này điện áp \(u = 150\sqrt 2 {\rm{cos}}\left( {120\pi t + 0,7\pi } \right)V\) thì biểu thức của cường độ dòng điện trong đoạn mạch là:
Trả lời bởi giáo viên
Ta có: \({Z_L} = \omega L = \dfrac{{120\pi }}{{4\pi }} = 30\Omega \)
Lúc đầu khi đặt hiệu điện thế không đổi \(20V\) vào hai đầu đoạn mạch, ta có:
\(I = \dfrac{U}{R} = 0,5A \to R = \dfrac{U}{I} = \dfrac{{20}}{{0,5}} = 40\Omega \)
Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp u,
\({I_0}' = \dfrac{{{U_0}'}}{Z} = \dfrac{{{U_0}'}}{{\sqrt {{R^2} + Z_L^2} }} = \dfrac{{150\sqrt 2 }}{{\sqrt {{{40}^2} + {{30}^2}} }} = 3\sqrt 2 A\)
+ Ta có: \(\tan \varphi = \dfrac{{{Z_L}}}{R} = \dfrac{{30}}{{40}} = 0,75 \to \varphi \approx 0,2\pi \left( {rad} \right)\)
=> u nhanh pha hơn i một góc \(0,2\pi \)
=> \({\varphi _i} = {\varphi _u} - 0,2\pi = 0,7\pi - 0,2\pi = 0,5\pi \)
=> Biểu thức cường độ dòng điện trong đoạn mạch là: \(i = 3\sqrt 2 c{\rm{os}}\left( {120\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)A\)
Hướng dẫn giải:
Vận dụng các công thức trong giải điện xoay chiều.
- Cường độ dòng điện một chiều: \(I = \dfrac{U}{R}\) ( Khi cho dòng điện 1 chiều đi qua cuộn cảm nó giống như chạy qua một dây dẫn kim loại (có điện trở nhỏ không đáng kể))
- Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch xoay chiều: \(I = \dfrac{U}{Z} = \dfrac{U}{{\sqrt {{R^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} }}\)