Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch chứa hỗn hợp CuSO4 và NaCl (tỉ lệ 1 : 1) bằng dòng điện một chiều có cường độ ổn định. Sau t (h), thu được dung dịch X và sau 2t (h) thu được dung dịch Y. Dung dịch X tác dụng với bột Al dư, thu được a mol khí H2. Dung dịch Y tác dụng với bột Al dư thu được 4a mol khí H2. Phát biểu nào sau đây không đúng?
Trả lời bởi giáo viên
Vì bài toán không cho số mol cụ thể của mỗi chất nên ta giả sử: nCuSO4 = nNaCl = 2 mol
CuSO4 + 2NaCl → Cu + Cl2 + Na2SO4 (1)
Vì nCuSO4 = nNaCl = 2 mol => sau phản ứng (1) CuSO4 còn dư, NaCl hết
2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2 + 2H2SO4 (2)
Sau t giờ thu được X có hòa tan Al nên (1) phản ứng hết, (2) đang xảy ra; Al phản ứng với H2SO4 sinh ra khí H2
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
$\Rightarrow {{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}={{n}_{{{H}_{2}}}}=a\,(mol)$
Từ (1) => \({{n}_{CuS{{O}_{4}}\,(1)}}=1\text{ }mol\)
Từ (2) => \({{n}_{CuS{{O}_{4}}\text{ }(2)}}=a\)
=> ne trong t giờ = 2 + 2a
Sau 2t giờ:
Dung dịch Y tác dụng với Al thu được 4a mol khí H2 => ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}={{n}_{{{H}_{2}}}}=4\text{a}$
Từ (2) => \({{n}_{CuS{{O}_{4}}~\left( 2 \right)}}={{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=4a\)
=> \({{n}_{CuS{{O}_{4}}}}\) pư tổng = 1 + 4a
Nếu sau 2t giờ, catot chưa sinh khí H2 thì:
ne trong 2t giờ = 2.ne trong t giờ => 2.(1 + 4a) = 2.(2 + 2a) => a = 0,5
=> \({{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=2\) (vô lí vì \({{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}<{{n}_{CuS{{O}_{4}}}}<2\))
Vậy sau 2t giờ, catot đã sinh H2 (u mol), CuSO4 đã hết từ trước đó
=> \({{n}_{CuS{{O}_{4}}}}\)điện phân (1) + (2) = \({{n}_{CuS{{O}_{4}}}}\)bđầu = 2 mol => \({{n}_{CuS{{O}_{4}}}}\) (2) = 2 – 1 = 1 mol
=> 4a = 1 => a = 0,25
Bảo toàn electron tại catot trong 2t giờ
\(2.{{n}_{Cu}}+2.{{n}_{{{H}_{2}}}}\) = 2.ne trong t giờ => 2.2 + 2.u = 2.(2 + 2a) => u = 0,5
Tại anot: \({{n}_{C{{l}_{2}}}}\) = 1 và \({{n}_{{{O}_{2}}}}\) = 0,75 (bảo toàn electron tính O2)
=> nkhí tổng = 2,25 = 9a => A đúng
Sau 1,75t giờ: \({{n}_{e}}=1,75.\left( 2+2a \right)=4,375>2.{{n}_{C{{u}^{2+}}}}=4\) nên catot đã có khí thoát ra => B đúng
Sau 1,5t giờ thì \({{n}_{e}}=1,5.\left( 2+2a \right)=3,75<2.{{n}_{C{{u}^{2+}}}}=4\) nên Cu2+ chưa hết => C đúng
Sau 0,75t giờ thì \({{n}_{e}}=0,75.\left( 2+2a \right)=1,875<{{n}_{C{{l}^{-}}}}=2\) nên Cl- chưa hết, H2O chưa bị điện phân => D sai
Hướng dẫn giải:
+) Giả sử: nCuSO4 = nNaCl = 2 mol
CuSO4 + 2NaCl → Cu + Cl2 + Na2SO4 (1)
2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2 + 2H2SO4 (2)
+) Sau t giờ thu được X có hòa tan Al nên (1) phản ứng hết, (2) đang xảy ra
+) ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}={{n}_{{{H}_{2}}}}$
+) tính số mol e trao đổi trong t giờ theo a
+) Dung dịch Y tác dụng với Al thu được 4a mol khí H2 => ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}={{n}_{{{H}_{2}}}}=4\text{a}$
+) Tính số mol CuSO4 phản ứng trong 2t (h) theo a
- Giả sử catot chưa sinh khí H2:
ne trong 2t giờ = 2.ne trong t giờ => a, so sánh số mol H2SO4 với số mol CuSO4 => loại TH này
Vậy sau 2t giờ, catot đã sinh H2 (u mol), CuSO4 đã hết từ trước đó
=> \({{n}_{CuS{{O}_{4}}}}\)điện phân (1) + (2) = \({{n}_{CuS{{O}_{4}}}}\)bđầu => \({{n}_{CuS{{O}_{4}}}}\) (2) => a
Bảo toàn electron tại catot trong 2t giờ
\(2.{{n}_{Cu}}+2.{{n}_{{{H}_{2}}}}\) = 2.ne trong t giờ => u
+) Xét các đáp án