Cho m gam Zn vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,15 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 26,9 gam chất rắn và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy chất rắn, thêm tiếp 5,6 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6 gam chất rắn. Giá trị của m là
Trả lời bởi giáo viên
Dung dịch X chứa 2 muối nên \(AgN{{O}_{3}}\) phản ứng hết. Dung dịch X gồm
\(Zn{{(N{{O}_{3}})}_{2}}\) và \(Cu{{(N{{O}_{3}})}_{2}}\) (Trong đó \({{R}_{1}},{{R}_{2}}\) là kí hiệu chất rắn)
PTHH:
\((1)Zn+2A{{g}^{+}}\to Z{{n}^{2+}}+2Ag\)
0,05 ← 0,1 → 0,1 (mol)
\((2)Zn+C{{u}^{2+}}\to Z{{n}^{2+}}+Cu\)
0,1 ← 0,1 → 0,1 (mol)
\((3)Fe+C{{u}^{2+}}\to F{{e}^{2+}}+Cu\)
PT: 1 1 1 1 (mol) →m chất rắn ↑ = 8 gam
ĐB: x m chất rắn ↑ = 6 - 5,6 = 0,4 gam
→ \({{n}_{C{{u}^{2+}}(3)}}=x=0,05(mol)\to {{n}_{C{{u}^{2+}}(2)}}=0,15-0,05=0,1(mol)\)
\(\to {{m}_{Zn(R1)}}=26,9-0,1.108-0,1.64=9,7(g)\)
Vậy \(m={{m}_{Zn({{R}_{1}})}}+{{m}_{Zn(1)}}+{{m}_{Zn(2)}}=9,7+0,05.65+0,1.65=19,45(g)\)
Hướng dẫn giải:
Sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng.
+) Dung dịch X chứa 2 muối nên \(AgN{{O}_{3}}\) phản ứng hết. Dung dịch X gồm \(Zn{{(N{{O}_{3}})}_{2}}\)và \(Cu{{(N{{O}_{3}})}_{2}}\)
\((1)Zn+2A{{g}^{+}}\to Z{{n}^{2+}}+2Ag\)
\((2)Zn+C{{u}^{2+}}\to Z{{n}^{2+}}+Cu\)
\((3)Fe+C{{u}^{2+}}\to F{{e}^{2+}}+Cu\)
+) Tính \({{n}_{C{{u}^{2+}}(3)}}\to {{n}_{C{{u}^{2+}}(2)}}\)\(\to {{m}_{Zn(R1)}}\)
+) \(m={{m}_{Zn({{R}_{1}})}}+{{m}_{Zn(1)}}+{{m}_{Zn(2)}}\)