Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn. Cho 6,5 gam hỗn hợp X vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M và KOH 1M, kết thúc phản ứng thu được 4,256 lít khí H2 (đktc). Nếu cho 13 gam hỗn hợp X tác dụng với một lượng dung dịch H2SO4 loãng đến khi ngừng thoát khí thu được 4,032 lít H2 (đktc) và chất rắn không tan Y. Cho Y vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 1M và Cu(NO3)2 2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 34,4 gam chất rắn X. Thành phần phần trăm số mol của Zn trong X là
Trả lời bởi giáo viên
${{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}=0,1\,mol;\,{{n}_{K\text{O}H}}=0,2\,mol\Rightarrow {{n}_{O{{H}^{-}}}}=0,1.2+0,2=0,4\,mol$
Đặt a, b, c là số mol Mg, Al, Zn trong 6,5 gam X
=> 24a + 27b + 65c = 6,5 (1)
\({{n}_{O{{H}^{-}}}}=0,4\text{ }mol>\text{ 2}\text{.}{{n}_{{{H}_{2}}}}=2.0,19=0,38\) => kiềm dư, Al và Zn tan hết
=> 3b + 2c = 0,19.2 (2)
\({{n}_{A{{g}^{+}}}}=0,2\,mol;\,\,{{n}_{C{{u}^{2+}}}}=0,4\,mol\)
Nếu chỉ có Ag+ phản ứng thì mZ = mAg = 21,6
Nếu cả Ag+ và Cu2+ đều hết thì mZ = mAg + mCu = 47,2
Thực tế 21,6 < mZ < 47,2 nên Ag+ hết, Cu2+ chưa hết => Y tan hết
Bảo toàn electron cả quá trình cho 13 gam X :
\(2.{{n}_{Mg}}+3.{{n}_{Al}}+2.{{n}_{Zn}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}}}+1.{{n}_{A{{g}^{+}}}}+2.{{n}_{C{{u}^{2+}}}}\)pứ
=> 2.(2a + 3b + 2c) = 2.0,18 + 0,2.1 + 2.nCu2+ pư
=> nCu2+ pư = 2a + 3b + 2c – 0,28
mZ = mAg + mCu = 21,6 + 64.(2a + 3b + 2c – 0,28) = 34,4 (3)
Giải hệ (1), (2), (3) => a = 0,05; b = 0,1; c = 0,04
=> %nZn = 21,05%
Hướng dẫn giải:
Đặt a, b, c là số mol Mg, Al, Zn trong 6,5 gam X
=> PT (1) tính khối lượng hh X
+) \({{n}_{O{{H}^{-}}}}>\text{ 2}\text{.}{{n}_{{{H}_{2}}}}\) => kiềm dư, Al và Zn tan hết => PT (2) tính số mol H2 sinh ra theo Al và Zn
Nếu chỉ có Ag+ phản ứng thì mZ = mAg
Nếu cả Ag+ và Cu2+ đều hết thì mZ = mAg + mCu
So sánh với mZ thực tế => Ag+ hết, Cu2+ chưa hết => Y tan hết
Bảo toàn electron cả quá trình cho 13 gam X :
\(2.{{n}_{Mg}}+3.{{n}_{Al}}+2.{{n}_{Zn}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}}}+1.{{n}_{A{{g}^{+}}}}+2.{{n}_{C{{u}^{2+}}}}\)pứ
=> nCu2+ pư
mZ = mAg + mCu => PT(3)
Giải hệ (1), (2), (3) => a; b; c