Câu hỏi:
2 năm trước

Cho các chất mạch hở : X là axit không no mạch phân nhánh, có 2 liên kết p ; Y và Z là 2 axit no đơn chức ; T là ancol no 3 chức ; E là este của X, Y, Z với T. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm X và E thu được a gam CO2 và (a – 4,62) gam H2O, mặt khác m gam M phản ứng vừa đủ với 0,04 mol NaOH trong dung dịch. Cho 13,2 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối khan V. Đốt cháy hoàn toàn V thu được 0,4 mol CO2 và 14,24 gam gồm Na2CO3 và H2O. Phần trăm khối lượng của E trong M có giá trị gần nhất với :

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: c

- Vì E là este của  với 3 axit X,Y,Z => X cũng là axit đơn chức

- Xét phản ứng đốt cháy M (X, E)

(Vì X có 2 liên kết pi => X có 1 pi trong gốc hidrocacbon và 1 pi trong nhóm COO)

=> E là este của X,Y,Z => số pi = pi(gốc R của X) + pi(COO) = 1 + 3 = 4)

Gọi công thức tổng quát của X : CnH2n-2O2 : u mol

                                                E : CmH2m-6O6 : v mol

Khi đốt cháy :             CnH2n-2O2 + (1,5n – 2)O2 → nCO2 + (n – 1)H2O

                        CmH2m-6O6 + (1,5m – 5)O2 → mCO2 + (m – 3)H2O

=> nCO2 – nH2O = nX + 3nE = u + 3v

- M phản ứng với NaOH : nNaOH = nCOO = nX + 3nE = u + 3v = 0,04 mol

Mặt khác mCO2 – mH2O = a – (a – 4,62) = 4,62g

=> nCO2 = 0,15 ; nH2O = 0,11 mol

Bảo toàn nguyên tố : nC(M) = nCO2 = 0,15 mol ; nH(M) = 2nH2O = 0,22 mol

nO(M) = 2nCOO(M) = 2nNaOH = 0,08 mol

=> mM = m = mC + mH + mO = 3,3g

- Xét 13,2g M + NaOH → Muối V thì số mol nguyên tố trong M gấp 13,2 : 3,3 = 4 lần

Và số mol NaOH + M cũng gấp 4 lần => nNaOH = 0,04.4 = 0,16 mol = nmuối V

( Phản ứng tổng quát : Este/Axit + NaOH → Muối + Ancol/H2O )

Khi đốt cháy tạo nCO2 = 0,4 mol

Bảo toàn Na : nNa2CO3 = ½ nNaOH = 0,08 mol

Có : mNa2CO3 + mH2O  =14,24g => nH2O = 0,32 mol

Bảo toàn Oxi : nO(V) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O + 3nNa2CO3

=> nO2 = 0,52 mol

Bảo toàn khối lượng : mV + mO2 = mCO2 + mNa2CO3 + mH2O

=> mV = 15,2g

- Gọi công thức tổng quát của các muối trong V là CxH2x+1COONa ; CyH2y-1COONa

                                                                                    (y chẵn, x > 0)

-Phản ứng cháy :         CxH2x+1COONa + O2 → (x + 0,5)CO2 + (x + 0,5)H2O + 0,5Na2CO3

                        Mol                  p

                                    CyH2y-1COONa + O2 → (y + 0,5)CO2 + (y - 0,5)H2O + 0,5Na2CO3

                        Mol                  q

=> nCO2 – nH2O = q = 0,4 – 0,32 = 0,08 mol => p = 0,16 – q = 0,08 mol

Ta có : nC(V) = nCO2 + nNa2CO3 = 0,48 mol = 0,08.(x+1) + 0,08(y+1)

=> x + y = 4

Vì X có gốc hidrocacbon mạch nhánh, có 1 liên kết pi trong gốc hidrocacbon

=> số C trong gốc hidrocacbon của X ≥ 3

=> y = 3 và x = 1 thỏa mãn điều kiện

=> X là C3H5COOH, 2 axit còn lại là HCOOH và C2H5COOH với số mol bằng nhau = 0,04 mol

(Vì : Số C trung bình = 1 = ½ (tổng số C của 2 axit) => tỉ lệ mol 1 : 1)

 Vậy Trong M có : 0,04 mol este E(gốc ancol là R) và 0,04 mol X

=> mM = 13,2 = 0,04.(R + 203) + 0,04.86 => R = 41 (C3H5)

=> %mE(M) = 73,94%

Hướng dẫn giải:

- Vì E là este của  với 3 axit X,Y,Z => X cũng là axit đơn chức

- Xét phản ứng đốt cháy M (X, E)

Gọi công thức tổng quát của X : CnH2n-2O2                                     

                                                E : CmH2m-6O6

Khi đốt cháy :             CnH2n-2O2 + (1,5n – 2)O2 → nCO2 + (n – 1)H2O

                        CmH2m-6O6 + (1,5m – 5)O2 → mCO2 + (m – 3)H2O

=> nCO2 – nH2O = nX + 3nE

- M phản ứng với NaOH : nNaOH = nCOO = nX + 3nE

Mặt khác mCO2 – mH2O = a – (a – 4,62) = 4,62g

=> nCO2 và nH2O => khối lượng của M

=> Tính được số mol các chất phản ứng dựa vào tỉ lệ tương ứng khối lượng của M

- Xét 13,2g M + NaOH => tính số mol các nguyên tố trong M

- Gọi công thức tổng quát của các muối trong V là CxH2x+1COONa ; CyH2y-1COONa

                                                                                    (y chẵn, x > 0)

-Phản ứng cháy :         CxH2x+1COONa + O2 → (x + 0,5)CO2 + (x + 0,5)H2O + 0,5Na2CO3

                                    CyH2y-1COONa + O2 → (y + 0,5)CO2 + (y - 0,5)H2O + 0,5Na2CO3

=> tính được số mol các muối

=> Biện luận công thức cấu tạo các chất

=> Thánh phần các chất trong M

=> %mE(M)

Câu hỏi khác