Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ...............................................
Tiết 21, BÀI 19
TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
(Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Biết được đôi nét về tình hình nước ta từ giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI:
+ Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc: sáp nhập nước ta vào lãnh thổ nhà Hán, tổ chức bộ máy cai trị, thi hành chính sách bóc lột và đồng hoá.
+ Sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp: sử dụng công cụ sản xuất, dùng sức kéo trâu, bò, trồng lúa hai vụ, nghề gốm, nghề dệt...
- Nhận xét về chính sách thống trị của nhà Hán.
2. Kỹ năng
- Hs biết phân tích , đánh giá những thủ đoận cai trị của phong kiến phương bắc thời bắc thuộc .
- Biết tìm nguyên nhân vì sao nhân dân ta không ngừng đấu tranh chống áp bức của phong kiến phương Bắc.
3. Thái độ
- Có thái độ căm thù trước những chính sách tàn bạo của phong kiến Trung Quốc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Quan sát những sản vật cống nộp, nhận xét về chính sách bóc lột của bọn đô hộ.
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …
III. Phương tiện
- Ti vi.
- Máy vi tính.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh về những sản vật cống nộp cho nhà Hán.
- Lược đồ Âu Lạc thế kỷ I – VI.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (linh động)
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là đôi nét về tình hình nước ta từ giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV Giáo viên cho xem hình ảnh về về những sản vật cống nộp cho nhà Hán.
? Em biết gì về những hình ảnh trên?
- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời.
Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Mặc dù nhân dân ta đã chiến đấu rất dũng cảm, ngoan cường nhưng do lực lượng quá chênh lệch, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã
thất bại, đất nước ta bị phong kiến phương Bắc cai trị. Vậy chính sách cai trị của chúng
như thế nào? Đời sống của nhân dân ta ra sao, bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm
hiểu…
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: 1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI
- Mục tiêu: Biết được nội dung chủ yếu các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với dân ta.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 18 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Dự kiến sản phẩm |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc mục 1 SGK. - Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận câu hỏi: + Nhóm 1,2: Quan sát lược đồ Âu Lạc thế kỷ I – VI. ? Châu Giao có mấy quận, Miền đất Âu Lạc cũ gồm những quận nào? + Nhóm 3,4: ? Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán có sự thay đổi gì trong chính sách cai trị? Em có nhận xét gì về sự thay đổi này? + Nhóm 5,6: ? Tại sao người Hán đặc biệt chú trọng đánh vào thuế muối & thuế sắt? Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của bọn đô hộ? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm) ? Ngoài đàn áp bóc lột bằng thuế má...chúngcòn thực hiện những chính sách gì? ? Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chủ trương đưa người Hán sang ở nước ta? - Đồng hóa dân tộc ta. ? Nhà Hán đã dùng thủ đoạn gì để đồng hóa dân tộc ta? - Biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. ? Vì sao phong kiến phương Bắc muốn đồng hóa dân ta? - Xóa bỏ sự tồn tại của dân tộc ta. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
- Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu. - Đưa người Hán sang làm Huyện lệnh. - Thu nhiều thứ thuế, nặng nhất là thuế muối và thuế sắt, lao dịch và nộp cống nặng nề. - Tiếp tục đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của họ. |
2. Hoạt động 2: 2. Sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp
- Mục tiêu: Biết được những biểu hiện thay đổi trong tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 17 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Dự kiến sản phẩm |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc mục 2. ? Vì sao nhà hán nắm độc quyền về sắt? - Công cụ sắt mang lại hiệu quả lao động cao, kinh tế phát triển, vũ khí sắt có hiệu quả chiến đấu cao->nhà Hán kìm hãm làm cho nền kinh tế không phát triển, dễ bề thống trị. ? Mặc dùbị hạn chế nhưng nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển, tại sao? - Nghề sắt phát triển để rèn ra những công cụsắc bén phục vụ cho sản xuất, rèn đúc vũ khíbảo vệ quốc gia. ? Căn cứ vào đâu khẳng định nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển? - Di chỉ, mộ cổ tìm thấy nhiều công cụ… ? Những chi tiết nào chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển? - Biết dùng trâu, bò làm sức kéo, trồng hai vụ lúa trong một năm… - GV: trực quan một số hình ảnh về sản phẩm nông nghiệp và thủ công. Khái quát lại, chốt ý. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm) Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
- Mặc dù còn hạn chế về kĩ thuật, nhưng nghề sắt vẫn phát triển : các công cụ như rìu, mai, cuốc, dao... làm bằng sắt được dùng phổ biến. - Biết đắp đê phòng lụt, biết trồng lúa hai vụ một năm. - Nghề gốm, nghề dệt,... cũng được phát triển. - Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công được trao đổi ở các chợ làng. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương. |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở các hoạt động của bài.
- Thời gian: 4 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cánhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1. Dưới thời Ngô cai trị, nước Âu Lạc được gọi là
A. châu Giao.B. Giao Châu.C. Cửu Chân.D. Đại Việt.
Câu 2. Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh là vì?
A. Kiểm soát chặt hơn. B. Đồng hóa.
C. Hán hóa Âu Lạc.D. Trực tiếp cai quan xuống tận huyện.
Câu 3. Vì sao nghề rèn sắt ở nước ta vẫn phát triển mặc dù bị nhà Hán hạn chế?
A. Quyết tâm đấu tranh giành lại độc lập.
B. Yêu cầu bức thiết cần phải phát triển.
C. Nước ta có rất nhiều mỏ sắt.
D. Nước ta có rất nhiều thợ rèn.
Câu 4. Đâu không phải là chi tiết chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển?
A. Biết dùng lưỡi cày sắt do trâu kéo.
B. Biết đắp đê và trồng lúa hai vụ.
C. Biết dùng biện pháp sinh học để diệt sâu hại.
D. Biết dùng máy gặt để thu hoạch lúa.
Câu 5. Tại sao nhà Hán muốn đồng hóa nhân dân ta?
A. Nhà Hán muốn các nước xung quanh phát triển.
B. Nhà Hán muốn biến nước ta thành một quận của Trung Quốc.
C. Nhà Hán muốn nước ta hiểu rõ nền văn hóa Trung Quốc.
D. Nhà Hán muốn làm bạn với nước ta .
- Dự kiến sản phẩm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
ĐA |
B |
D |
A |
D |
B |
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. HS kể chuyện, nhận xét …
- Phương thức tiến hành: Câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
? Vì sao dưới chế độ thống trị hà khắc của phong kiến phương Bắc mà nền kinh tế nước ta vẫn phát triển về mọi mặt?
- Thời gian: 3 phút.
- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Học bài cũ, xem trước bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (tt)
1. Sưu tầm một số hình ảnh, mẫu chuyện liên quan đến bài học.
2. Vẽ sơ đồ Hình 55. Nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội nước ta?
3. Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?
4. Nhận xét về cuộc khởi nghĩa? Vì sao cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu bị thất bại?
Cuộc Khởi nghĩa có ý nghĩa như thế nào?
***********************************
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ...............................................
Tiết 22, BÀI 19
TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
(Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Biết được sự phân hoá xã hội, sự truyền bá văn hoá phương Bắc (chữ Hán, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo) và cuộc đấu tranh gìn giữ văn hoá dân tộc (tiếng nói, phong tục tập quán).
- Biết và ghi nhớ nguyên nhân, diễn biến chính, ý nghĩa của khởi nghĩa Bà Triệu.
- Nhận xét sơ đồ về sự phân hoá xã hội Thời Văn Lang - Âu Lạc và Thời kì bị đô hộ.
2. Kỹ năng
- HS làm quen với phương pháp phân tích, nhận thức lịch sử thông qua sơ đồ.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc, nhân dân ta trong hoàn cảnh khó khăn vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc, chống lại sự đồng hoá của kẻ thù.
- Giáo dục HS lòng biết ơn đối với Bà Triệu đã dũng cảm chiến đấu giành lại độc lập dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Quan sát lược đồ, trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Triệu.
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …
III. Phương tiện
- Ti vi.
- Máy vi tính.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Hình ảnh, lược đồ khởi nghĩa Bà Triệu năm 248.
- Sơ đồ về sự phân hoá xã hội Thời Văn Lang - Âu Lạc và Thời kì bị đô hộ.
- Hình 46 – Lăng Bà Triệu ở Núi Tùng (Thanh Hóa) phóng to.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (linh động)
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là biết được nguyên nhân, diễn biến chính, ý nghĩa của khởi nghĩa Bà Triệu, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV trực quan một số hình ảnh về Bà Triệu.
? Em biết gì về những hình ảnh trên?
- Dự kiến sản phẩm: Là hình ảnh về Bà Triệu.
Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Chúng ta đã biết tuy thế lực phong kiến
phương Bắc luôn tìm mọi cách để kìm hãm nhưng nền kinh tế của nước ta vẫn phát triển. Từ sự phát triển về kinh tế đã kéo theo những chuyển biến về xã hội. Vậy xã hội có những chuyển biến như thế nào? Vì sao dẫn đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu, diễn biến, kết quả ra
sao? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu…
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: 3. Sự phân hoá xã hội, sự truyền bá văn hoá phương Bắc và cuộc đấu tranh gìn giữ văn hoá dân tộc
Nhận biết được
- Mục tiêu: Biết được sự phân hoá xã hội, sự truyền bá văn hoá phương Bắc và cuộc đấu tranh gìn giữ văn hoá dân tộc.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 18 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Dự kiến sản phẩm |
|||||||||||
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc mục 3 SGK và quan sát sơ đồ phân hóa xã hội - Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận câu hỏi: + Nhóm 1,2: ? Em có nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội nước ta? ? Tình hình văn hóa nước ta có gì thay đổi? + Nhóm 3,4: ? Theo em, việc chính quyền đô hộ mở trường học ở nước ta nhằm mục đích gì? + Nhóm 5,6: ? Những phong tục tập quán nào ta còn ? Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm) ? Em háy cho biết xã hội thời Văn Lang – Âu Lạc đã bị phân hóa thành những tầng lớp nào? Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo chưa? - Thời Văn Lang – Âu Lạc bị phân hóa thành 3 tầng lớp: Qúy tộc, nông dân công xã và nô tì. - Xã hội chưa có sự phân biệt giàu nghèo… ? Bộ phận đông đảo nhất của xã hội Âu Lạc là ai? Họ có vai trò trong xã hội như thế nào? - HS:… ? Nô tì trong xã hội thời kỳ bị đô hộ có cuộc sống ra sao? - GV hình thành khái niệm "đồng hóa" cho HS. ? Nét mới về văn hóa nước ta trong các thế kỷ I – VI là gì? - Đấu tranh chống đồng hóa, giữ gìn phong tục tập quán, văn hóa dân tộc… Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
- Sơ đồ phân hóa xã hội |
|||||||||||
- Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận, huyện và tiến hành du nhập Nho giáo, Đạo giáo... và những luật lệ, phong tục tập quán của người Hán vào nước ta. - Tổ tiên ta đã kiên trì đấu tranh bảo vệ tiếng nói, phong tục và nếp sống của dân tộc ; đồng thời cũng tiếp thu những tinh hoa của nền văn hoá Trung Quốc và các nước khác làm phong phú thêm nền văn hoá của mình. |
2. Hoạt động 2: 4. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu
- Mục tiêu: Biết và ghi nhớ nguyên nhân diễn biến chính, ý nghĩa của khởi nghĩa.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 17 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Dự kiến sản phẩm |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc mục 4. Thảo luận nhóm cặp đôi. ? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu? ? Lời tâu của Tiết Tổng nói lên điều gì? ? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Bà Triệu? ? Em có suy nghĩ gì về câu nói của Bà Triệu được dẫn trong SGK? ? Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ như thế nào? - GV: Trích dẫn câu nói của nhà Ngô: “Năm 248 toàn thể Giao Châu chấn động” ? Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa ? ? Vì sao cuộc khởi nghĩa của bà Triệu bị thất bại? - Do lực lượng quá chênh lệch, nhà Ngô mạnh, nhiều mưu kế hiểm độc. ? Cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa như thế nào? ? Qua câu ca dao SGK, cho thây thái độ của nhân dân ta đối với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu như thế nào? - Câu ca dao nói lên niềm tự hào của nhân dân về Bà Triệu và tinh thần sẵn sàng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Bà. GV trực quan hình ảnh về lăng Bà Triệu ở Núi Tùng (Thanh Hóa). ? Em biết gì về lăng Bà Triệu ở Núi Tùng (Thanh Hóa)? ? Việc nhân dân ta xây dựng lăng Bà Triệu ở Núi Tùng (Thanh Hóa) nhằm mục đích gì? - HS trả lời. - GV chốt ý, tổng kết bài. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm) Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
- Nguyên nhân: nhân dân ta không cam chịu kiếp sống nô lệ... - Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hoá), Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của của nhà Ngô ở quận Cửu Chân, rồiđánh ra khắp Giao Châu. - Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn áp. Cuộc khởi nghĩa thất bại. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hoá). - Ý nghĩa : khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở các hoạt động của bài.
- Thời gian: 4 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cánhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1. Trước khi nhà Hán sang cai trị, xã hội nước ta có những tầng lớp nào?
A. Qúy tộc - Nông dân công xã - Nô tì.
B. Vua, Qúy tộc - Nông dân công xã - Nô tì.
C. Quan đô hộ, Qúy tộc - Nông dân công xã - Nô tì.
D. Vua, Hào trưởng Việt - Nông dân công xã - Nô tì.
Câu 2. Tại sao vào thời Hán đô hộ, nước ta xuất hiện tầng lớp nông dân lệ thuộc?
A. Bị người Hán đánh đập thậm tệ.
B. Bị người Hán thâu tóm mọi quyền hành.
C. Bị người Hán cướp đoạt ruộng đất, bóc lột nặng nề.
D. Bị người Hán ép buộc làm việc nhiều.
Câu 3. Những đạo nào được du nhập vào nước ta dưới thời Hán cai trị?
A. Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo.B. Nho giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo.
C. Hồi giáo, Đạo giáo, Bà La Môn giáo.D. Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo.
Câu 4. Đâu không phải là mục đích chính quyền đô hộ mở trường học ở nước ta?
A. Làm cho tất cả dân ta đều biết đọc, biết viết chữ Hán.
B. Để cho con em của bọn đô hộ không bị thất học.
C. Bắt dân ta học chữ Hán, phổ biến tư tưởng, luật lệ, phong tục người Hán.
D. Làm cho hai dân tộc gần gũi hơn.
Câu 5. Tại sao cuộc khởi nghĩa Bà Triệu thất bại?
A. Lực lượng nhà Ngô rất mạnh.B. Không có vũ khí tốt.
C. Quân địch đánh lén.D. Bị cướp vũ khí.
Câu 6. Câu nào sau đây là ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?
A. Khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.
B. Thể hiện tinh thần cầu tiến.
C. Thể hiện tinh thần tiếp thu nền văn hóa của nước ngoài.
D. Khẳng định truyền thống đấu tranh kiên cường của dân ta.
- Dự kiến sản phẩm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
ĐA |
B |
C |
A |
D |
A |
A |
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. HS kể chuyện, nhận xét …
- Phương thức tiến hành: Câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
? Trình bày những đóng góp của phụ nữ trong cuộc khởi nghĩa Bà Trưng, Bà Triệu?
- Thời gian: 3 phút.
- Dự kiến sản phẩm:
+ Phụ nữ đã tích cực hưởng ứng, tham gia và có những đóng góp quan trọng, là lực lượng đông đảo tham gia cuộc khởi nghĩa và kháng chiến chống quân xâm lược Hán… Xây dựng hình ảnh đẹp, tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc.
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Học bài cũ, ôn lại những bài đã học để tiết sau làm bài tập.