Giáo án Công nghệ 9 bài 9: Thực hành: Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn mới nhất

Tiết: 22 - BÀI 9: THỰC HÀNH

LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN MỘT ĐÈN

I. Mục tiêu:

1- Kiến thức: Sau khi học xong học sinh hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng 1 công tắc ba cực điều khiển 2 đèn

- Vẽ được sơ đồ lắp đặt của mạch điện.

- Lắp đặt được mạnh điện đèn cầu thang.

2- Kỹ năng: Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc, làm việc chính xác, khoa học, an toàn.

3- Thái độ: yêu thích môn học

II. Chuẩn bị :

- GV: Nghiên cứu kỹ nội dung bài trong SGK Bảng một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện.

- Vật liệu: 2 bóng đèn sợi đốt, đui đèn, bảng điện, dây đẫn, phụ kiện đi dây, giấy giáp, băng dính cách điện

- Thiết bị: 1 công tắc ba cực, 1 cầu chì.

- Dụng cụ: Kìm cắt dây,kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, bút thử điện.

- HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học

III. Phương pháp

- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề

- Trực quan

- Hoạt động nhóm

IV. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định tổ chức 1':

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới: 40'

GV: Chia lớp thành những nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4HS.

Nhóm trưởng nhận dụng cụ, vật liệu, thiết bị thực hành cho nhóm.

GV: Chỉ định một nhóm phát biểu và kết luận mục tiêu bài học thực hành.

Tìm hiểu công tắc ba cực.

GV: Cho học sinh làm việc theo nhóm theo những nội dung sau:

- Quan sát, mô tả, so sánh cấu tạo bên ngoài của công tắc hai cực và ba cực.

- Tháo, quan sát, so sánh cấu tạo bên trong của hai loại công tắc.

GV: Cho một số nhóm trình bày ý kiến của nhóm, các nhóm khác bổ sung

Tìm hiểu vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.

GV:Cho học sinh quan sát sơ đồ nguyên lý mạch điện sau đó xác định những yếu tố sau:

+ Hai công tắc được mắc với nhau như thế nào?

+ Hai công tắc mắc với nguồn như thế nào?

+ Mối liên hệ của đèn với hai công tắc.

GV: Hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm để hoàn thiện sơ đồ lắp đặt mạch điện.

GV: Chỉ định một nhóm trình bày kết quả, cả lớp bổ sung.

GV: Kiểm tra sơ đồ lắp đặt của các nhóm.

GV: Kết luận.

HĐ4: Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị.

GV: Cho học sinh ghi các số liệu kỹ thuật các dụng cụ, vật liệu và thiết bị vào bảng

I Dụng cụ, vật liệu và thiết bị.

- SGK.

II. Nội dung và trình tự thực hành.

1.Vẽ sơ đồ lắp đặt.

a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý mạch điện.( SGK)

b. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện (SGV)

2.Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị.

TT

Tên dụng cụ, vật liệu và thiết bị

Số lượng

Yêu cầu kỹ thuật

1

2

3

4

     

4. Củng cố: 2'

Để lắp mạch điện :

- Vẽ được sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt.

- Lập bảng dự trù vật liệu theo mẫu bảng.

5. Hướng dẫn về nhà 2':

- Về nhà tập vẽ lại sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt MĐ, lập bảng dự trù vật liệu.

V. Rút kinh nghiệm:

Tiết 23 - BÀI 9: THỰC HÀNH

LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN MỘT ĐÈN (tiếp)

I. Mục tiêu:

1- Kiến thức: Sau khi học xong học sinh hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng 1 công tắc ba cực điều khiển hai đèn

- Vẽ được sơ đồ lắp đặt của mạch điện.

- Lắp đặt được mạnh điện đèn cầu thang.

2- Kỹ năng: Có ý thức học tập nghiêmtúc, yêu thích công việc, làm việc chính xác, khoa học, an toàn.

3- Thái độ: yêu thích môn học

II. Chuẩn bị :

- GV: Nghiên cứu kỹ nội dung bài trong SGK Bảng một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện.

- Vật liệu: 2 bóng đèn sợi đốt, đui đèn, bảng điện, dây đẫn, phụ kiện đi dây, giấy giáp, băng dính cách điện

- Thiết bị: 1 công tắc ba cực, 1 cầu chì.

- Dụng cụ: Kìm cắt dây,kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, bút thử điện.

- HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học

III. Phương pháp

- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề

- Trực quan

- Hoạt động nhóm

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức 1':

2. Kiểm tra bài cũ: 5'

Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện 1 công tác ba cực điều khiển 2 đèn ?

3. Bài mới: 35'

GV: Chia lớp thành những nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4HS.

Nhóm trưởng nhận dụng cụ, vật liệu, thiết bị thực hành cho nhóm.

GV: Chỉ định một nhóm phát biểu và kết luận mục tiêu bài học thực hành

Lắp đặt mạch điện sãng luân phiên

GV: Cho học sinh nghiên cứu quy trình lắp đặt mạch điện trong SGK để tiến hành công việc.

GV: Cho học sinh trình bày các công đoạn của quy trình lắp đặt mạch điện.

GV: Kết luận.

GV: Làm mẫu nối dây mạch điện, phân tích thao tác và yêu cầu kỹ thuật sau đó giáo viên chỉ định một học sinh làm lại đồng thời phân tích những sai hỏng thường mắc phải và cách khắc phục.

HS: Tiến hành thực hành theo nhóm.

GV: Nhắc nhở về an toàn lao động trước khi làm việc.

GV: Kiểm tra và hướng dẫn chi tiết cho các nhóm, yêu cầu làm đúng quy trình và kỹ thuật, lưu ý về thời gian và tiến độ chung giữa các nhóm.

Kiểm tra vận hành thử mạch điện.

GV: Cho các nhóm học sinh sau khi hoàn thành sản phẩm tiến hành tự kiểm tra hoặc kiểm tra chéo trong các nhóm.

+ Lắp đặt đúng quy trình.

+ Mạch điện lắp đặt đúng theo sơ đồ lắp đặt.

+ Các mối nối chặt, chắc, gọn và đẹp.

+ Bố trí các thiết bị hợp lý, đẹp, thuận tiện cho việc vận hành.

GV: Kiểm tra lại sản phẩm, nối nguồn, vận hành thử mạch điện xem có làm việc theo đúng yêu cầu thiết kế không?

- Nếu sản phẩm không vận hành đúng yêu cầu cần tìm nguyên nhân và sửa chữa lại.

GV: Đánh giá, chấm điểm sản phẩm.

3. Lắp đặt mạch điện.

- Quy trình lắp đặt mạch điện được tiến hành như sau:

Vạch dấu => Khoan lỗ => Lắp TBĐ của BĐ => Nối dây mạch điện => Kiểm tra.

- Bảng quy trình lắp đặt mạch điện:

Các công đoạn

Nội dung công việc

Dụng cụ

Yêu cầu kĩ thuật

Vạch dấu

- Vạch dấu vị trí các thiết bị điện và đèn trên bảng điện.

- Vạch dấu các lỗ khoan và đường đi dây của mạch điện.

- Thước

- Mũi khoan.

- Bút chì.

- Bố trí thiết bị hợp lý.

- Vạch dấu chính xác.

Khoan lỗ bảng điện

- Chọn mũi khoan cho lỗ luồn dây.

- Lỗ bắt vít.

- Khoan.

   

Lắp thiết bị điện vào bảng điện

     

Đi dây ra đèn

     

Kiểm tra

     

4. Kiểm tra vận hành thử mạch điện.

4. Củng cố: 2'

Để lắp mạch điện :

- Vẽ được sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt.

- Lập bảng dự trù vật liệu theo mẫu bảng.

- Vạch dấu.

- Khoan lỗ bảng điện.

- Lắp thiết bị điện vào bảng điện

- Đi dây ra đèn.

- Kiểm tra, vận hành thử.

5. Hướng dẫn về nhà 2':

- Về nhà tập vẽ lại sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện, lập bảng dự trù vật liệu.

- Chuẩn bị:

- Vật liệu: 2 bóng đèn sợi đốt, đui đèn, bảng điện, dây đẫn, phụ kiện đi dây, giấy giáp, băng dính cách điện

- Thiết bị: 1 công tắc ba cực, 1 cầu chì.

- Dụng cụ: Kìm cắt dây,kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, bút thử điện để giờ sau học tiếp.

V. Rút kinh nghiệm:

Tiết 24 - BÀI 9: THỰC HÀNH

LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC BA CỰC ĐIỀU KHIỂN MỘT ĐÈN (tiếp)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Nắm vững sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp ráp, nguyên lý làm việc của mạch điện cầu thang.

2. Kĩ năng: Kiểm tra vận hành của mạch, khắc phục những hư hỏng nhỏ.

3. Thái độ: Làm việc theo qui trình, hợp tác trong nhóm.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Một số tình trạng thường gặp khi vận hành thử mạch điện.

2. HS: Sản phẩm thực hành.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp: (1 phút).

2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong bài mới.

3. Đặt vấn đề: GV nêu vấn đề và HS đề xuất và GV đặt vấn đề vào bài.

4. Tiến trình:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TRỢ GIÚP CỦA GV

Hoạt động 1: Tiến hành thực hành: (39 phút)

- Theo dõi.

- Đánh giá nhận xét bài thực hành của nhóm.

- Vận hành thử và sửa chữa những sự cố nếu xảy ra.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu một số sự cố thường gặp khi vận hành mạch?

- Hướng dẫn HS tự nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm?

- Hướng dẫn tiến hành vận hành thử mạch điện?

Hoạt động 2: Củng cố, hướng dẫn về nhà: (5 phút)

- HS chú ý lắng nghe.

- Thu dọn dụng cụ.

- Chú ý lắng nghe.

- Nhận xét thái độ của hs trong quá trình thực hành.

- Đánh giá bài thực hành (sản phẩm)

- Thu dọn dụngcụ

- Chuẩn bị tiếp cho tiết sau

5. Ghi bảng:

1. Qui trình thực hành:

Công đoạn

Nội dung

Dụng cụ

Yêu cầu kĩ thuật

1. Vạch dấu

- Vạch dấu vị trí các thiết bị điện

- Vạch dấu đường đi của dây dẫn và vị trí đèn

- Thước

- Mũi vạch

- Bút

- Hợp lý

- Chính xác

2. Khoan lỗ

- Lỗ bắt vít (2)

- Lỗi luồng dây (5)

- Khoan

- Mũi khoan

- Chính xác

- Lỗ thẳng

3. Lắp thiết bị vào bảng điện

- Xác định vị trí của thiết bị

- Nối dây cho thiết bị điện

- Cố định các thiết bị lên bảng điện

- Kềm

- Tua vít

Vít

- Đúng vị trí

- Chính xác

- Chắc chắn

4. Đi dây cho đèn

- Lắp dây từ bảng điện vào đèn

- Nối dây cho đuôi đèn

- Tua vít

- Băng dính

- Theo sơ đồ

- Đúng kĩ thuật

5. Kiểm tra

- Lắp các thiết bị điện, dây dẫn theo sơ đồ

- Nối nguồn

- Vận hành thử

- Kềm

- Bút thử điện

- Đúng theo sơ đồ

- Mạch làm việc tốt, đúng yêu cầu đề ra

2. Thực hành:

3. Tổng kết đánh giá:

IV. Rút kinh nghiệm: