Tiết 28 - BÀI 11: LẮP ĐẶT DÂY DẪN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I. Mục tiêu:
1- Kiến thức: Sau khi học xong học sinh biết được một số phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà.
- Tìm hiểu được các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện trong thực tế và để áp dụng vào những bài thực hành sau.
2- Kỹ năng: Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc, làm việc chính xác, khoa học, an toàn.
3- Thái độ: yêu thích môn học
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Nghiên cứu kỹ nội dung bài trong SGK và sách GV.
- Một số tranh vẽ hoặc ảnh chụp các kiểu lắp đặt dây dẫn trong nhà, một số mẫu dây dẫn điện, một số mẫu phụ kiện lắp đặt dây dẫn điện: ống luồn dây PVC.
III. Phương pháp
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
- Trực quan
- Hoạt động nhóm
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức 1':
2. Kiểm tra bài cũ: (Không).
3. Bài mới:
Tìm tòi phát hiện kiến thức mới. GV: Giới thiệu bài học - Mạng điện trong lớp em được lắp nổi hay lắp ngầm? Tìm hiểu mạng điện lắp đặt kiểu nổi GV: Nêu cho học sinh nêu khái niệm mạng điện lắp đặt kiểu nổi. HS: Được tìm hiểu mạng điện lắp đặt kiểu nổi được đặt trong ống cách điện PVC và trên sứ cách điện. GV: Nêu một số yêu cầu để người ta lựa chọn phương pháp lắp đặt đay dẫn kiểu nổi? HS: Thảo luận trả lời GV:Kết luận: - Điều kiện môi trường lắp đặt dây dẫn. - Yêu cầu kỹ thuật của đường dây dẫn điện. - Yêu cầu người sử dụng. GV: Theo em các vật liệu, phụ kiện cần thiết cho công việc lắp đặt dây dẫn điện trong ống cách điện PVC? HS: Thảo luận trả lời GV: Kết luận GV: Các phụ kiện kèm theo ống PVC có công dụng gì? HS: Trả lời GV: Theo em các vật liệu, phụ kiện cần thiết cho việc lắp đặt dây dẫn điện trên puli sứ, kẹp sứ là gì? HS: Thảo luận trả lời. GV: Bổ sung. |
1. Mạng điện lắp đặt kiểu nổi. * Khái niệm: Là đường dây lắp đặt nổi đặt theo bề mặt tường nhà, trần nhà và những kết cấu xây dựng khác. a) Các vật cách điện * Phương pháp lắp đặt đường dây dẫn nổi: - Lắp đặt trực tiếp trên các kết cấu xây dựng, tường, tấm ngăn, trên puli, sứ cách điện, trong các ống kim loại và phi kim loại trong các hộp ở gờ chân tường …. * Các yếu tố để lựa chọn PP lắp đặt mạng điện kiểu nổi. - Điều kiện môi trường lắp đặt dây dẫn. - Yêu cầu kĩ thuật của đường dây dẫn điện. - Yêu cầu của người sử dụng. * Các phụ kiện cần thiết cho công việc lắp đặt dây dẫn điện trong ống cách điện PVC. Hình 11-2 đến 11-6 SGK/47. b) Một số yêu cầu kỹ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi. - Dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật cách điện đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm, xà… - Các vật cách điện là: Puli sứ, máng gỗ, ống cách điện và các phụ kiện phù hợp. - Tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện và dễ sửa chữa. |
|
GV: cho học sinh quan sát hình 11.7 và giới thiệu cho học sinh hiểu về phương pháp lắp đặt dây dẫn ngầm. GV: Theo em mạng điện sinh hoạt được lắp đặt ngầm là như thế nào? HS: Thảo luận trả lời GV: Kết luận. HS: - Đại diện 1 nhóm trình bày KQ hoạt động của nhóm. - Nhóm khác theo dõi sau đó nhận xét và bổ sung. |
2. Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm: * Khái niệm: là đường dây dẫn điện được lắp đặt ngầm ở trong tường, trần nhà, sàn nhà … *./ PP lắp đặt: - đặt dây dẫn trong ống thép, ống phi kim loại, trong các kết cấu xây dựng rỗng,các rãnh trát vữa …. * Các yếu tố để lựa chọn PP lắp đặt mạng điện kiểu ngầm: - Phải phù hợp với môi trường. - Yêu cầu của người sử dụng. - Đặc điểm của kết cấu, kiến trúc công trình. - Đảm bảo an toàn điện. * Yêu cầu kĩ thuật. |
4. Củng cố. 2'
GV: Yêu cầu một vài học sinh đọc phần ghi nhớ và câu hỏi SGK.
GV: Tổng kết bài, nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà 2':
- Về nhà học bài, làm bài tập và trả lời câu hỏi cuối bài
- Đọc và xem trước bài 12 SGK. Kiểm tra an toàn điện của mạng điện trong nhà. Chuẩn bị một số dây dẫn điện mới và cũ
V. Rút kinh nghiệm: