Dàn ý tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống hay nhất (2 mẫu)

Dàn ý bài văn tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống 1:

1. Mở bài:

Giới thiệu đồ vật định tả: trống đồng Đông Sơn, trưng bày tại viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:

– Chất liệu: đúc bằng đồng.

– Hình dáng: hình khối trụ cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, giữa thắt lại hình trụ tròn, phần chân loe ra hình phễu.

b. Tả chi tiết

– Mặt trống: tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét, gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Đó là các hình: người múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi chài, hoạ tiết lông công, hoạ tiết hình chim.

– Giữa mặt trống là hình ngôi sao, mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Vành khắc hình chim có mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Ngôi sao giữa tâm là biểu tượng cho tục thờ thần Mặt Trời của người Việt cổ.

– Thân trống: hình khắc nổi trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh sắp xếp rất cân đối.

– Chân trống: trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn.

– Công dụng của trống đồng: trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ.

– Ý nghĩa lịch sử của trống đồng: hoa văn trên mặt trống thể hiện xã hội Lạc Việt xưa kia và nền văn minh nông nghiệp của người Việt cổ.

c. Cảm xúc của em khi được xem trống:

– Xúc động, tự hào về nền văn hoá cổ xưa của dân tộc.

3. Kết luận:

Cố gắng học chăm, giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Hồng.

Dàn ý bài văn tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống 2

1. Mở bài:

– Trong nhà truyền thống của trường em có một chiếc trống cũ.

– Đó là chiếc trống có từ ngày trường em thành lập.

2. Thân bài:

Trống được thầy hiệu trưởng đầu tiên chọn mua và đánh những tiếng đầu tiên khai giảng khóa đầu.

– Trống cao khoảng hơn một mét, hai đầu thon, ở giữa phình, nhìn xa giống như cái bom bia.

– Bao quanh mặt trống là thanh gỗ dẹt được sơn son thếp vàng, có đóng đinh tre gắn liền với thân trông.

– Thân trông ghép bằng những mảnh gỗ màu nâu đỏ, viền quanh bằng đai da to bằng đốt ngón tay giống một chiếc thắt lưng.

– Hai mặt trống làm bằng da trâu dày, nhẵn, ngả màu ố vàng.

– Vỗ vào mặt trông thấy những tiếng “Tùng tùng” vang vọng chứng tỏ trống vẫn còn tốt.

– Trống không còn mới nhưng vẫn được trân trọng lưu giữ trong nhà truyền thống, ngày khai giảng lại được đem ra sơn sửa và thầy hiệu trưởng lại đánh trống để mở đầu cho năm học mối.

3. Kết bài:

– Trống được giữ gìn, coi trọng như một kỷ vật của trường.

– Nó là nhân chứng cho truyền thống thi đua phấn đấu của thầy và trò trong trường.

Bài văn tham khảo tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống

Vào kì nghỉ hè năm ngoái, ba mẹ cho em đi nghỉ mát ở Cửa Lò. Thời gian này, cả gia đình em đến thăm viện bào tàng ở tỉnh Thanh Hóa. Trong những di vật được trưng bày, em thích nhất là bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn.

Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trông có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm khắc hình vũ công nhảy múa, hình chim bay, hươu nai có gạc…

Nổi bật trên mặt trông đồng là hình ảnh con người lao động, họ săn bắn, đánh cá bằng những dụng cụ thô sơ. Họ vui sướng nhảy múa khi họ được làm chủ hoàn toàn thành quả lao động của mình sau những ngày tháng vất vả. Bên cạnh hình ảnh về cuộc sông lao động, con người còn thể hiện bản sắc văn hóa của mình qua những hành động đánh trống, thổi kèn và những điệu múa. Con người hòa nhập với thiên nhiên, thiên nhiên được thể hiện ở mặt trông cũng rất đa dạng và phong phú: những cánh cò bay lả bay la, những con chim Lạc, chim Hồng tung bay giữa bầu trời cao rộng, những đàn cá tung tăng bơi lội. Tất cả hòa nhập với nhau tạo nên cuộc sống sinh động nhiều màu sắc. Những hình ảnh trên mặt trông đồng thể hiện sự khát khao một cuộc sông ấm no, yên vui của người dân Việt Nam.

Trông đồng Đông Sơn phản ánh nền văn hóa của một thời kì lịch sử cổ xưa của ông cha ta. Nó là niềm tự hào của dân tộc ta trong nền văn hóa Đông Sơn.