Dàn ý bài văn tả đồng hồ báo thức của em 1
I. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ nhà em (Ai mua? Vào lúc nào?)
- Nhân dịp đầu năm học mới
- Mẹ mua cho em chiếc đồng hồ để báo thức
II. Thân bài:
1) Tả bao quát: hình dáng, màu sắc, chất liệu
- Hình dáng tròn, bằng chiếc đĩa đựng trái cây.
- Lớp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa
- Màu hồng tươi, pha lẫn màu trắng hai bên.
- Chân đế bằng làm bằng sắt xi mạ bóng loáng.
2) Tả chi tiết: mặt số, kim đồng hồ, quả lắc, bộ máy, …..
- Mặt số màu đỏ thẫm, có in hình chú chuột Mickey cầm bó hoa rất ngộ nghĩnh.
- Có 12 chữ số màu trắng, viền đen
- Có bốn cây kim: kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức
- Phía dưới có một con lắc hình tròn cũng có in hình chú chuột Mickey lúc nào cũng lắc qua lại một cách đều đặn.
- Phía sau có một cái hộp màu đen chứa bộ máy chính.
III. Kết bài:
- Chiếc đồng hồ rất có ích trong đời sống hàng ngày.
- Nó báo giờ, báo thức giúp em đi học đúng giờ
- Nó còn nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng thời gian và dùng thời gian vào những việc có ích.
Đồng hồ báo thức là đồ dùng rất quen thuộc trong phòng ngủ của mọi người đặc biệt là ở những thời kỳ trước đây khi điện thoại thông minh chưa phổ biến thì người ta thường sẽ dùng đồng hồ báo thức với rất nhiều chủng loại khác nhau để báo thức nhắc nhở.
Không chỉ thời còn là học sinh, mà có lẽ với những người đã trưởng thành, nếu không có thanh âm của chiếc đồng hồ báo thức luôn kêu vang inh ỏi mỗi buổi sớm thì có lẽ chẳng ai có thể dậy được đúng giờ nhỉ? Chiếc đồng hồ nho nhỏ xinh xinh mà lại có công dụng vô cùng to lớn, và là người bạn thân thiết, gắn bó với mỗi người.
Dàn ý bài văn tả đồng hồ báo thức của em 2
1. Mở bài: Giới thiệu về chiếc đồng hồ báo thức của em
- Được mua vào lúc nào?
- Ai là người mua cho em?
2. Thân bài
- Tả bao quát chiếc đồng hồ
Màu sắc
Hình dáng
- Tả chi tiết
Mặt đồ hồ có màu gì? In hình gì?
Chữ, số trên đồng hồ ra sao?
Có bao nhiêu cây kim
Phía sau đồng hồ có gì? Màu sắc
3. Kết bài
- Khẳng định lại tầm quan trọng của chiếc đồng hồ
- Cảm nhận của em
Dàn ý bài văn tả đồng hồ báo thức của em 3
1. Mở bài
- Giới thiệu đồ vật em định tả: chiếc đồng hồ bàn nhà em đã cũ
- Nó được đặt ngay ngắn ở góc bàn uống nước
2. Thân bài
a) Tả bao quát
- Hãng đồng hồ: của Việt Nam
- Chất liệu: bằng nhựa
- Loại đồng hồ: loại lên dây cót, to và hơi nặng.
b) Tả chi tiết từng bộ phận:
- Vỏ màu trắng, mép đồng hồ mạ vàng, đôi chỗ hơi bị trầy xước và tróc sơn
- Tả hộp số, các chữ số
- Tả các kim đồng hồ: kim giờ, kim giây, kim phút
- Tả hộp đựng pin và các nút điều khiển đồng hồ
- Tả hoạt động của đồng hồ: chạy đều đặn và liên tục; tiếng kim chạy; tiếng kêu báo thức,...
3. Kết bài:
- Nêu ích lợi của đồng hồ
- Suy nghĩ và tình cảm của em đối với chiếc đồng hồ.
Dàn ý bài văn tả đồng hồ báo thức của em 4
A. Mở bài: Giới thiệu chung về cái đồng hồ
B. Thân bài: Miêu tả cái đồng hồ
- Tả bao quát đồng hồ: màu sắc, hình dáng, chất liệu.
- Tả chi tiết từng bộ phận: kim, số, pin, tay cầm, ....
C. Kết bài: Cảm nghĩ về cái đồng hồ
Dàn ý bài văn tả đồng hồ báo thức của em 5
1) Mở bài:
Chiếc đồng hồ báo thức là một vật dụng gần gũi với em nhất.
2) Thân bài:
- Đồng hồ có mặt trong gia đình em từ lâu lắm.
- Đồng hồ là một khối hình hộp chữ nhật.
- Vỏ bằng nhựa màu trắng sữa, đế nhựa màu cánh gián bóng loáng.
- Mặt số màu trắng.
- Quanh mặt số có viền màu đen.
- Có bốn kim.
• Kim giờ to, ngắn.
• Kim phút nhỏ, dài hơn kim giờ.
• Kim giây bé nhất.
• Kim báo thức màu xanh nhạt
- Phía sau của đồng hồ có các nút để lấy'giờ.
- Mở nắp nhỏ phía sau là chỗ gắn pin.
- Tiếng kim chạy rất êm, đến gần nghe tích tắc, tích tắc.
- Tiếng nhạc chuông báo thức trong trẻo, ngân vang.
3) Kết bài:
- Chiếc đồng hồ luôn lặng lẽ đếm thời gian.
- Đồng hồ giúp em làm việc đúng giờ giấc
- Không để thời gian trôi đi vô ích.
Dàn ý bài văn tả đồng hồ báo thức của em 6
Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức. Từ đó “bác đồng hồ” đã trở thành người bạn thân thiết của cả gia đình em.
Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Của nước nào sản xuất? Loại nào?
Đó là chiếc đồng hồ báo thức Nhật Bản, loại chạy bằng pin, hình tròn, đường kính khoảng 15cm.
- Tả từng bộ phận:
+ Vỏ đồng hồ làm bằng gì? Mép ra sao? Còn mới nguyên hay đã bị trầy xước?
Vỏ đồng hồ làm bằng nhựa cao cấp màu xanh. Mép ngoài là một đường viền mạ kền sáng loáng.
+ Mặt đồng hồ: chữ số chỉ ngày, giờ, phút ra sao? Kim đồng hồ: mấy kim? Khác nhau như thế nào?
Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ, bên trên ghi các con số từ số một đến số mười hai.. Trên mặt đồng hồ còn có ba cây kim dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Đó là kim chỉ giờ, chỉ phút và chỉ giây.
Mặt sau đồng hồ có hai núm tròn nhỏ màu đen: núm điều chính giờ, núm hẹn giờ báo thức.
+ Vì sao chiếc đồng hồ là bạn thân trong gia đình em?
Nhờ đồng hồ mà cả gia đình em làm việc có giờ giấc.
Bản thân em, học tập và sinh hoạt theo một nề nếp quy định (giờ nào việc nấy).
Kết bài: Cảm nghĩ của em.
Em rất quý chiếc đồng hồ, thường xuyên giữ gìn, lau chùi cẩn thận.
Dàn ý bài văn tả đồng hồ báo thức của em 7
I. Mở bài: Giới thiệu về chiếc đồng hồ báo thức mà em có.
Đồng hồ báo thức người bạn thân thiết, với em chiếc đồng hồ báo thức là quà tặng của mẹ trong lần sinh nhật đầy ý nghĩa.
II. Thân bài
Miêu tả bao quát về chiếc đồng hồ
– Hình dáng chiếc đồng hồ ?
– Chiếc đồng hồ báo thức do nước nào sản xuất ?
Tả chi tiết
– Miêu tả chất liệu làm ra vỏ đồng hồ (nhựa, sắt,…)
– Mặt đồng hồ hình gì (hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông), các chữ số viết thế nào ? (viết thường hay viết chữ số La Mã),
– Phía sau đồng hồ có bộ phận nào ? (điều chỉnh giờ)
– Đồng hồ báo thức dùng năng lượng gì để hoạt động (sử dụng pin), phía sau có giá đỡ giúp không bị ngã.
– Bảo quản đồng hồ thế nào để sử dụng lâu dài. Vài ví dụ cho các em: không để rơi, không va đạp mạnh với vật cứng, không để nước thấm vào đồng hồ….
Tác dụng đồng hồ
– Báo thức mỗi buổi sáng giúp em đi học đúng giờ.
– Chiếc đồng hồ báo thức giúp em học tập khoa học, nề nếp hơn.
III. Kết bài Nêu một số cảm nghĩ của bản thân về chiếc đồng hồ.
Chiếc đồng hồ là quà tặng của mẹ, em rất yêu quý nó, nhờ có nó mà em biết quý trọng thời gian và học tập đúng giờ giấc cũng như khoa học hơn. Em sẽ cố gắng giữ gìn, trân trọng chiếc đồng hồ này.