Đề bài
Nhiệt độ sôi \(\left( {^oC} \right)\) của một số dẫn xuất halogen cho trong bảng sau:
Công thức | X = F | X = Cl | X = Br | X = I | X = H |
\(C{H_3}X\) | -78 | -24 | 4 | 42 |
|
\(CH{X_3}\) | -82 | 61 | 150 | Thăng hoa ở 210 |
|
\(C{H_3}C{H_2}X\) | -38 | 12 | 38 | 72 |
|
\(C{H_3}C{H_2}C{H_2}X\) | -3 | 47 | 71 | 102 |
|
\({(C{H_3})_2}CHX\) | -10 | 36 | 60 | 89 |
|
\({C_6}{H_5}X\) | 85 | 132 | 156 | 188 |
|
a) Hãy cho biết sự biến đổi nhiệt đội sôi ghi trong bản có theo quy luật nào không ?
b) Hãy ghi nhiệt độ sôi của các hi đrocacbon vào cột cuối cùng của bảng và so sánh với nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen tương ứng rồi rút ra nhận xét.
Lời giải chi tiết
a) Quy luật biến đổi nhiệt độ sôi
- Ở nhiệt độ thường \(C{H_3}F,C{H_3}Cl,C{H_3}Br\) là chất khí; \(C{H_3}I\) là chất lỏng.
- Trong hợp chất RX (R là gốc hiđrocacbon, X là halogen)
+ Nhiệt độ sôi tăng dần khi X lần lượt thay thế bằng F, Cl, Br, I.
+ Nhiệt độ sôi tăng dần khi R tăng
b) - Nhiệt độ sôi dẫn xuất halogen cao hơn nhiệt độ sôi các ankan tương ứng.
- Các hợp chất hữu cơ đồng phân về mạch cacbon thì đồng phân mạch thẳng có nhiệt độ sôi cao hơn đồng phân mạch nhánh do hiệu ứng Van dec Van.