Trong các đặc điểm sau, đâu không phải đặc điểm của tầng đối lưu?
- Tầng đối lưu có đặc điểm:
+ Là nơi sinh ra các hiện tượng thời tiết như: mây, mưa, gió, bão, sét,...
+ Không khí bị xáo trộn mạnh, chuyển động theo chiều thẳng đứng
+ Càng lên cao, không khí càng loãng
+ Nhiệt độ giảm theo độ cao (trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6oC)
+ Chiếm 80% khối lượng khí quyển, 99% hơi nước
- Yêu cầu: chọn đáp án “không phải” đặc điểm của tầng đối lưu, nên:
+ Đáp án A, B, D đúng, loại
+ Đáp án C sai, vì trong tầng đối lưu nhiệt độ giảm dần theo độ cao.
Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là:
Thành phần của không khí: Nitơ (78%), Ôxi (21%), hơi nước và các khí khác (1%).
Tại sao trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm?
Do càng lên cao không khí càng loãng, không giữ được nhiều nhiệt nên nhiệt độ giảm dần.
Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm đi:
Đặc điểm tầng đối lưu có giới hạn dưới 16km, tập trung 90% không khí, không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng. Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6⁰C và là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp,…
Tầng ô-zôn không có vai trò nào đối với sự sống trên Trái Đất?
- Tầng ô-zôn có các vai trò như: ngăn tia cực tím có hại từ Mặt Trời, hấp thụ các tia tử ngoại, bảo vệ mọi sự sống trên Trái Đất,... => Đáp án A, B, C đúng, loại.
- Tầng ô-zôn bị thủng gây biến đổi khí hậu, đây không phải vai trò của tầng ô-zôn => Chọn D
Khối khí lạnh hình thành ở vùng:
Khối khí lạnh hình thành ở vùng có vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
Máy bay thương mại thường bay trong tầng nào của khí quyển?
Máy bay thương mại thường bay ở độ cao 10.000m (10km), do càng bay lên cao không khí càng loãng giúp máy bay dễ dàng di chuyển hơn, nhanh hơn, tốn ít nhiên liệu hơn.
Hơn nữa, máy bay trong tầng đối lưu ở những độ cao thấp, rất khó xử lí khi xảy ra sự cố và thường xảy ra các hiện tượng thời tiết như mây mưa, sấm chớp,... ảnh hưởng xấu đến chuyến bay.
Do vậy, máy bay thương mại hoạt động chủ yếu ở phần dưới của tầng bình lưu, nơi có ít nhiễu loạn không khí hơn.
Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển ra:
Dựa vào đặc tính của lớp khí người ta chia khí quyển thành 3 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
Trong tầng đối lưu, ở chân một dãy núi có độ cao 143m, nhiệt độ không khí đo được là 30oC. Thì ở đỉnh núi cao 3143 m có nhiệt độ bao nhiêu?
- Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm. Trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ không khí giảm 0,6oC.
- Vậy khoảng cách chênh lệch từ chân núi lên đến đỉnh núi là: 3143 – 143 = 3000m
- Từ chân núi đến đỉnh núi nhiệt độ giảm: 3000:100 x 0,6 = 18oC
- Nhiệt độ tại đỉnh núi là: 30 – 18 = 12 oC.
Tầng khí quyển nằm sát mặt đất là:
Thứ tự các tầng khí quyển theo thứ tự sát mặt đất lên cao là: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.
Đặc điểm nào có ở tầng đối lưu?
Trong tầng đối lưu, nhiệt độ giảm dần theo độ cao, không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng, chứa hầu hết không khí (80% khối lượng) và 99% hơi nước.
=> Chọn đáp án B.
Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng:
Đặc điểm tầng đối lưu có giới hạn dưới 16km. Tầng đối lưu là tầng tập trung 90% không khí và luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng. Tầng đối lưu là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớ và nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6⁰C.
“Tầng bình lưu là nơi sinh ta hầu hết các hiện tượng như: mây, mưa, gió, bão, sét,....”. Nhận định trên đúng hay sai?
Nơi sinh ta hầu hết các hiện tượng như: mây, mưa, gió, bão, sét,..... là tầng đối lưu.
Đáp án: Sai
Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt là:
Thứ tự các tầng khí quyển theo thứ tự sát mặt đất lên cao là: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển.
Đặc điểm của tầng đối lưu là:
A. Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng
C. Càng lên cao không khí càng loãng
E. Trung bình lên cao 100m, nhiệt độ không khí giảm 0,6oC
A. Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng
C. Càng lên cao không khí càng loãng
E. Trung bình lên cao 100m, nhiệt độ không khí giảm 0,6oC
A. Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng
C. Càng lên cao không khí càng loãng
E. Trung bình lên cao 100m, nhiệt độ không khí giảm 0,6oC
Tầng đối lưu:
- Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sấm chớp,...
- Nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6oC
- Càng lên cao không khí càng loãng.
- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
=> Chọn các đáp án: A, C, E
Việc đặt tên cho các khối khí dựa vào:
Đặt tên khối khí dựa vào: Vị trí hình thành (vùng có vĩ độ thấp; vùng có vĩ độ cao); bề mặt tiếp xúc (trên biển và đại dương; trên đất liền).
Khối khí lục địa hình thành ở cực có đặc điểm?
- Các khối khí lục địa có tính chất khô.
- Các khối khí cực có đặc điểm lạnh và khô.
=> Khối khí lục địa hình thành ở cực có đặc điểm: Lạnh và khô.
Các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở:
Đặc điểm tầng đối lưu là tầng tập trung 90% không khí và luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng. Tầng đối lưu là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớ và nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6⁰C.
Ở nước ta, khối khí cực di chuyển đến vào cuối thời kì mùa đông có tính chất?
Khối khí cực di chuyển đến nước ta:
- Nửa đầu và giữa mùa đông, khối khí này di chuyển qua lục địa, gây ra thời tiết lạnh và khô.
- Nửa cuối mùa đông, khối khí di chuyển qua biển nên gây ra thời tiết lạnh và ẩm, có mưa phùn.
=> Chọn đáp án: B
Các tầng cao của khí quyển không có đặc điểm là:
Đặc điểm các tầng cao của khí quyển là có giới hạn từ 80km trở lên, không khí cực loãng và không có quan hệ trực tiếp với đời sống của con người.