Đất gồm có ........ thành phần chính:
Đất gồm có 4 thành phần chính: chất khoáng, chất hữu cơ, không khí trong đất và nước trong đất.
Trong các thành phần của đất, thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất?
Tỉ lệ % các thành phần của đất là:
- Chất khoáng: 45% (Chiếm tỉ lệ lớn nhất)
- Chất hữu cơ: 5%
- Nước trong đất: 25%
- Không khí trong đất: 25%
Thổ nhưỡng (đất) là gì?
Thổ nhưỡng (Đất) là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì.
Không khí trong đất có vai trò?
Không khí nằm trong các lỗ hổng của đất, có vai trò cung cấp chất khí cần thiết cho sinh vật dưới đất hô hấp.
Lượng nước có trong đất quy định:
Nước trong đất: được chứa trong các khe hở của đất, quy định độ ẩm cho đất.
Đâu không phải là đặc điểm của chất hữu cơ?
- Đặc điểm của chất hữu cơ:
+ Trong 4 thành phần của đất, chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ nhất (chỉ 5%)
+ Chất hữu cơ: là những tàn tích sinh vật chưa hoặc đang phân giải và những chất hữu cơ đã được phân giải (chất mùn)
+ Thường nằm ở tầng trên cùng của lớp đất.
- Đặc điểm không phải của chất hữu cơ: Được hình thành từ đá mẹ (vì đây là nguồn gốc hình thành của chất khoáng)
Đất ở những vùng có khí hậu lạnh giá quanh năm thường không có đặc điểm?
- Ở những vùng có khí hậu lạnh giá quanh năm, do nhiệt độ thấp làm cho quá trình phong hóa đất và quá trình phân giải các chất hữu cơ diễn ra chậm. Một số vùng có băng phủ bên trên, hầu như không xảy ra quá trình phong hóa đất. Do vậy, đất ở vùng khí hậu lạnh có các đặc điểm:
+ Tầng đất mỏng, cứng
+ Nghèo dinh dưỡng
- Đất ở vùng nhiệt đới, khí hậu nóng có đặc điểm: tơi xốp và độ phì cao (Không phải đặc điểm của vùng khí hậu lạnh)
Tại sao trong trồng trọt, người ta thường xuyên phải cày xới đất tơi trước khi trồng?
Cày xới đất trước khi trồng để giúp cho đất tơi, thoáng khí, nhờ đó rễ cây hô hấp thuận lợi, hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng.
Trong một lớp đất, có bao nhiêu tầng chính?
Lớp đất gồm 3 tầng chính: Tầng đá mẹ, tầng tích tụ và tầng chứa mùn.
Lớp đất gồm những tầng nào?
Lớp đất gồm 3 tầng chính: Tầng đá mẹ, tầng tích tụ và tầng chứa mùn.
Trong các tầng đất, tầng nào quy định tính chất vật lý và hóa học của đất?
- Tầng đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng vật của đất, do vậy nó quy định tính chất vật lý và hóa học của đất.
Sắp xếp cho đúng thứ tự các tầng đất từ trên mặt đến sâu trong lòng đất:
- Lớp đất gồm 3 tầng chính, xếp theo thứ tự từ trên mặt xuống sâu trong lòng đất là:
+ Tầng chứa mùn
+ Tầng tích tụ
+ Tầng đá mẹ
Tầng đất bên dưới tầng đá mẹ được gọi là?
- Bên dưới tầng đá mẹ là tầng đá gốc.
Trong các tầng đất, tầng nào trực tiếp tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật?
Tầng chứa mùn là tầng tác động trực tiếp đến sư sinh trưởng và phát triển của thực vật, vì trong tầng này chứa tàn tích của các sinh vật phân giải, là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây.
Nhân tố nào quyết định đến chất khoáng của đất?
Quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào:
Khí hậu (đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa) tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.
Chất mùn trong đất có được từ:
Đá mẹ: Là nhân tố quan trọng nhất, cung cấp các khoáng vật (chất khoáng) cho đất, tạo nên tính chất vật lí, hóa học của đất.
Có bao nhiêu nhân tố tác động đến quá trình hình thành đất?
Có 6 nhân tố tác động đến quá trình hình thành đất: Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, con người và thời gian.
Những nơi có độ dốc địa hình lớn, đất có đặc điểm:
Nơi có độ dốc lớn, quá trình rửa trôi diễn ra mạnh nên tầng đất thường mỏng và nghèo mùn.
Động vật sống trong đất không có tác dụng:
- Chất khoáng của đất có được từ đá mẹ, không phải từ động vật sống trong đất.
- Đông vật trong đất có các vai trò như: tạo độ tơi xốp (giun), phân giải các chất hữu cơ (bọ, vi khuẩn, ...), bổ sung chất dinh dưỡng cho đất (xác của động vật sau khi chết).