Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo
Sách kết nối tri thức với cuộc sống
Lớp vỏ Trái Đất có trạng thái
Lớp vỏ Trái Đất có trạng thái rắn chắc.
Trạng thái vật chất từ quánh dẻo đến rắn là đặc điểm của lớp
Trạng thái vật chất từ quánh dẻo đến rắn là đặc điểm của lớp trung gian.
Nhiệt độ cao nhất của Trái Đất tập trung ở
Nhiệt độ cao nhất của Trái Đất tập trung ở lõi Trái Đất, khoảng 50000C
Theo thuyết kiến tạo mảng, khi hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng thường hình thành
Theo thuyết kiến tạo mảng, khi hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng thường hình thành các dãy núi trẻ cao.
Các dãy núi ngầm dưới đại dương hình thành khi
Khi hai mảng tách xa nhau, vật chất dưới lòng đất trào lên và hình thành các dãy núi ngầm dưới đại dương.
Sự di chuyển của các địa mảng là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây?
Các địa mảng luôn luôn di chuyển chậm. Khi hai mảng xô vào nhau, vật chất bị nén ép, làm dung nham dưới lòng đất phun trào lên, sinh ra hiện tượng núi lửa, động đất.
Đâu là mảng đại dương của lớp vỏ Trái Đất?
Mảng đại dương của lớp vỏ Trái Đất là mảng Thái Bình Dương.
Lục địa là
- Lục địa là bộ phẩn nổi trên bề mặt nước biển.
- Đại dương gồm các đảo và vùng trũng bị chìm ngập dưới mực nước biển
=> Lục địa không bao gồm các đảo và quần đảo -> nhận xét A, C, D không đúng -> loại
- Nhận xét B: Lục địa là phần đất liền nổi lên trên bề mặt Trái Đất, có các đại dương bao bọc, không bao gồm các đảo và quần đảo là đúng.
Lớp vỏ Trái Đất không có đặc điểm nào sau đây?
Vỏ Trái Đất là lớp ngoài cùng của Trái Đất, rất mỏng (từ 5 – 70km) và chỉ chiếm 15% thể tích, 1% khối lượng Trái Đất.
=> Nhận xét vỏ Trái Đất rất dày và chiếm khoảng ¼ khối lượng của Trái Đất là không đúng
Đặc điểm nào dưới đây không phải của lớp lõi Trái Đất
Lõi Trái Đất là lớp trong cùng của Trái Đất, có độ dày lớn nhất (trên 3000 km), nhiệt độ cao nhất 50000C, trạng thái vật chất lỏng ở ngoài và bên trong rắn.
=> Nhận xét trạng thái vật chất rắn là không đúng.
Cho bản đồ:
Cho biết hai địa mảng nào xô vào nhau?
Căn cứ vào bảng chú giải và tên các địa mảng, xác định được:
- Các cặp địa mảng tách ra nhau (kí hiệu đường có nét gạch) là: mảng Nam Mĩ và Nam Cực, mảng Phi và Nam Cực, mảng Nam Cực và Ấn Độ.
- Hai địa mảng xô vào nhau (kí hiệu đường màu đỏ) là mảng Á – Âu và mảng Phi.
Địa mảng nào tách xa địa mảng Á – Âu ở phía Tây?
Quan sát bản đồ:
- Mảng Á –Âu trên bản đồ được kí hiệu nền màu tím.
- Bên trái đường vĩ tuyến là hướng Tây => phía Tây mảng Á – Âu là mảng Bắc Mĩ.
=> Kết hợp quan sát kí hiệu về hai địa mảng tách xa nhau -> Xác định được địa mảng tách xa địa mảng Á – Âu ở phía Tây là mảng Bắc Mĩ.
Tên một vành đai lửa lớn, tiêu biểu nhất trên thế giới
Vành đai lửa Thái Bình Dương là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Nó có hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000 km. Bắt đầu từ phía Tây Nam Mĩ lên tây Hoa Kì kéo sang Nhật Bản, Philippin, Indonexia,…