• Lớp Học
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
1 đáp án
11 lượt xem
2 đáp án
7 lượt xem
2 đáp án
8 lượt xem

1. Đặt 2 câu có từ sơn là từ đồng âm, trong đó một câu có từ sơn là danh từ, một câu có từ sơn là động từ. Chú tôi đang quét sơn lại cho chỗ nứt trong nhà . Minh sơn lại chỗ xe bị xước . 2. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? Ông bảo cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình với bóng: lúc xông ra trận, khi ở trong hầm, lại cả lúc xem văn công bộ đội biểu diễn nữa… ……………………………………………………………………………………………………. 3. Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì? Ông không việc gì, nhưng nó thì “bị thương”. …………………………………………………………………………………………… 4. Câu “Chỉ khác là quả thị màu vàng” thuộc kiểu câu Ai làm gì? Hay Ai thế nào? …………………………………………………………………………………………… 5. Tìm cặp từ hô ứng điền vào chỗ trống cho thích hợp: a) Trong những ngày chiến đấu, ông đi đến …………… thì chiếc bi đông cũng theo ông đến…………………………. b) ………….… biết nhiều chuyện về chiếc bi đông tôi ……………… quý nó. c) Chị Thắm thích thú với mấy quả thị ………….… thì ông lại gắn bó với chiếc bi đông…………………… 6. Viết 3 danh từ theo yêu cầu sau: a) Danh từ chỉ tên người, tên dân tộc Việt Nam: …………………………………………………………………………………………… b) Danh từ chỉ tên các tỉnh (thành phố) của Việt Nam: …………………………………………………………………………………………… 7. Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ trống trong mỗi câu cho phù hợp: (an ninh, an toàn, bình yên) a) Những cánh đồng bát ngát với những đàn trâu thung thăng gặp cỏ trông như một bức tranh về cuộc sống……………ở quê hương tôi. b) Để …………….cho mình và cho mọi người, chúng ta cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. c) Các anh bộ đội biên phòng luôn chắc tay súng bảo vệ……………..cho cuộc sống những vùng đất biên giới của Tổ quốc. 8. Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp: điều tra, xét xử, công an, viện kiểm soát, tòa án, cơ quan an ninh, Bộ nội vụ, bảo mật, chánh án, luật sư, đồn biên phòng, giữ bí mật. a) Chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ an ninh: …………………………………………………………………………………………… b) Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh: …………………………………………………………………………………………… 9. Gạch dưới những cặp từ hô ứng trong các câu ghép sau: a) Bố mẹ chưa đi làm về, tôi đã nấu cơm xong và dọn dẹp nhà cửa tinh tươm. b) Bà bảo sao tôi làm vậy. c) Gió càng to, mưa càng lớn. d) Tôi vừa về đến nhà, mẹ cũng vừa nấu cơm xong. 10. Điền các cặp từ hô ứng thích hợp vào mỗi chỗ trống: a) Tôi ……………..dỗ, bé…………….khóc b) Trời……………sáng, nông dân……………ra đồng. c) Bà con dân làng nấu…………………cơm,Gióng ăn hết………………. 11. Dùng gạch xiên ( /) phân tách các vế câu trong các câu dưới đây ( nếu là câu ghép) . Xác định thành phần TN, CN, VN trong câu. a) Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận. thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển. b) Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi. c) Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. d) Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa. e) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. g) Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. h) Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt vào mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.

2 đáp án
6 lượt xem

Câu 9: Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” cảm xúc về gia cảnh được thể hiện ở những câu thơ nào? A. 1, 2, 3, 4, 5, 6 B. 2, 3, 4, 5, 6, 7 C. 3, 4, 5, 6, 7 D. 3, 4, 5, 6 Câu 10: Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhàn buổi mới về quê” ghi lại sự việc gì? A. Ghi lại sự việc và tâm trạng của tác giả lúc về thăm quê sau bao năm xa cách B. Ghi lại sự việc của tác giả vào lúc đặt chân về thăm quê sau bao năm làm việc xa quê C. Ghi lại tâm trạng của tác giả vào lúc đặt chân về thăm quê sau bao năm làm việc xa quê D. Ghi lại cảm xúc của tác giả khi nhớ về quê mình Câu 11: Trong các phương án sau, phương án nào là thành ngữ? A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây B. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng C. Lừ đừ như ông từ vào đền D. Bán chị em xa, mua láng giềng gần Câu 12: Tác phẩm trữ tình là: A. Những văn bản viết bằng thơ B. Những tác phẩm kể lại một câu chuyện cảm động C. Thơ và tuỳ bút D. Những văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả Câu 13: Bài thơ nào sau đây không thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt? A. Bạn đến chơi nhà B. Cảnh khuya C. Bánh trôi nước D. Xa ngắm thác núi Lư Câu 14: Ý nào sau đây nêu đúng vẻ đẹp của mùa xuân ở miền Bắc? A. Tươi tắn và sôi động B. Lạnh lẽo và u buồn C. Không gian trong sáng và ấm áp D. Thời tiết se lạnh nhưng lòng người ấp áp tình thương Câu 15: Từ “và” trong câu “Và không bao giờ có hai màu hoà hợp hơn được nữa” là quan hệ từ dùng để làm gì? A. Làm chủ ngữ B. Nối hai thành phần của chủ ngữ C. Liên kết câu đó với câu trước đó D. Không có tác dụng liên kết câu Câu 16: Vẻ đẹp trong hai câu đầu bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì? A. Sử dụng có hiệu quả phép so sánh và nhân hoá B. Miêu tả âm thanh tinh tế và hình ảnh sinh động C. Vận dụng sáng tạo những hình ảnh quen thuộc của Đường thi D. Kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm trực tiếp Câu 17: Hãy chọn cách viết đúng về câu thành ngữ sau: A. Lên ghềnh, xuống thác B. Xuống ghềnh, lên thác C. Lên thác xuống ghềnh D. Lên núi xuống ghềnh Câu 18: “Để tránh hiểm họa, vả lại cũng không được nhà vua tín nhiệm, năm 759, ông từ quan, đưa gia đình về vùng Tây Nam, một thời gian sống ở Thành Đô, Thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên”. Đây là một phần tiểu sử nói về cuộc đời của nhà thơ nào? A. Bạch Cư Dị B. Lý Bạch C. Đỗ Phủ D. Hạ Tri Chương Câu 19: Vì sao Nguyễn Khuyến được mệnh danh là “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam” theo nhận định của Xuân Diệu? A. Bởi vì Nguyễn Khuyến viết nhiều, viết hay, viết sâu sắc về làng cảnh quê hương Việt Nam B. Bởi vì Nguyễn Khuyến vốn sinh ra và lớn lên ở vùng quê Bình Lục nghèo khó C. Bởi quê hương là phần máu thịt của thi sĩ Nguyễn Khuyến D. Bởi vì Nguyễn Khuyến luôn đấu tranh cho quyền lợi của quê hương Câu 20: Dòng nào sau đây diễn đạt đúng khái niệm từ láy? A. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu B. Từ có sự hòa phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa C. Từ được lặp đi lặp lại nhiều lần D. Từ có nhiều tiếng có nghĩa

2 đáp án
29 lượt xem

NHỮNG VẾT ĐINH Một cậu bé nọ có tính rất xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu:"Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ". Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế dần cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào. Đến một ngày, cậu bé đã không nổi giận một lần nào trong suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo: "Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ cây đinh ra khỏi hàng rào". Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cây đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu: "Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói lời xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi. Con hãy luôn nhớ: vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha…" Câu 1. 0,5điểm. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2. 0.5 điểm. Văn bản trên viết về nội dung gì? Câu 3. 1.0 điểm.Vì sao cậu bé ngày càng đóng ít đinh hơn? Câu 4. 1,0 điểm. Thông điệp sâu sắc nhất anh/ chị rút ra từ văn bản là gì? Vì sao?

1 đáp án
15 lượt xem
2 đáp án
12 lượt xem